Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là gì? Cộng đồng và cá nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách của UNESCO và danh mục của Quốc gia có trách nhiệm gì?

Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là gì? Cộng đồng và cá nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách của UNESCO và danh mục của Quốc gia có trách nhiệm gì?

Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thể hiện các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, nhóm, cá nhân chủ thể nhằm duy trì sức sống, bảo đảm tính liên tục, nội dung, quy trình thực hành, các yếu tố cấu thành, nguyên tắc, bản chất tự nhiên và giá trị của loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
...

Như vậy, thực hành di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thể hiện các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, nhóm, cá nhân chủ thể nhằm duy trì sức sống, bảo đảm tính liên tục, nội dung, quy trình thực hành, các yếu tố cấu thành, nguyên tắc, bản chất tự nhiên và giá trị của loại hình di sản văn hóa phi vật thể.

Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là gì? Cộng đồng và cá nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách của UNESCO và danh mục của Quốc gia có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Thực hành di sản văn hóa phi vật thể phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
1. Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể:
a) Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền;
b) Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản;
c) Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản;
d) Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản;
đ) Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật;
e) Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể.
...

Như vậy, thực hành di sản văn hóa phi vật thể phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

- Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền;

- Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản;

- Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản;

- Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản;

- Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật;

- Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể.

Cộng đồng và cá nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách của UNESCO và danh mục của Quốc gia có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 23. Trách nhiệm của cộng đồng và cá nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách của UNESCO và Danh mục của Quốc gia.
1. Tham gia công tác kiểm kê, thực hành, truyền dạy, nghiên cứu, tư liệu hóa, phục hồi, hướng dẫn thực hành và truyền thông về giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong và ngoài cộng đồng.
2. Tham gia vào quá trình xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề cử vào các Danh sách của UNESCO.
3. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa và Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, cộng đồng và cá nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách của UNESCO và danh mục của Quốc gia có trách nhiệm sau đây:

[1] Tham gia công tác kiểm kê, thực hành, truyền dạy, nghiên cứu, tư liệu hóa, phục hồi, hướng dẫn thực hành và truyền thông về giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong và ngoài cộng đồng.

[2] Tham gia vào quá trình xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề cử vào các Danh sách của UNESCO.

[3] Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa và Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể mà Việt Nam là thành viên.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Tuấn Kiệt
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào