Người phụ trách công tác dược lâm sàng của bệnh viện có bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược không?
- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của bệnh viện có bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược không?
- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của bệnh viện bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành gì?
- Hoạt động dược lâm sàn có các nội dung gì?
- Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có quyền và nghĩa vụ gì?
Người phụ trách công tác dược lâm sàng của bệnh viện có bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược không?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Dược 2016 quy định về các vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Điều 11. Vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
2. Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
3. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định thì người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có Chứng chỉ hành nghề dược.
Do đó, người phụ trách công tác dược lâm sàng của bệnh viện bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược.
Người phụ trách công tác dược lâm sàng của bệnh viện có bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược không? (Hình từ Internet)
Người phụ trách công tác dược lâm sàng của bệnh viện bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành gì?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Điều 21. Điều kiện đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại bệnh viện, viện có giường bệnh có hoạt động y học cổ truyền.
Theo quy định thì người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược. Đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền.
Như vậy, người phụ trách công tác dược lâm sàng của bệnh viện phải có văn bằng sau:
- Đối với bệnh viện không phải bệnh viện khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược.
- Đối với bệnh viện khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền.
Hoạt động dược lâm sàn có các nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 80 Luật Dược 2016 thì nội dung hoạt động dược lâm sàng gồm:
- Tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc.
- Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng.
- Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
- Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 82 Luật Dược 2016 thì người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có quyền và nghĩa vụ sau:
- Được tiếp cận người bệnh, bệnh án và đơn thuốc để tư vấn cho người kê đơn trong việc sử dụng thuốc;
- Trao đổi với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc; được phản ánh ý kiến với Hội đồng thuốc và điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp có ý kiến khác nhau về việc kê đơn, sử dụng thuốc cho người bệnh;
- Tham gia hội chẩn chuyên môn, bình bệnh án, đơn thuốc;
- Tham gia xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn; danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy trình chuyên môn kỹ thuật liên quan đến thuốc;
- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.