Cửa hàng xăng dầu có bắt buộc phải niêm yết biển cấm sử dụng điện thoại di động không?

Cửa hàng xăng dầu có bắt buộc phải niêm yết biển cấm sử dụng điện thoại di động không? Sử dụng điện thoại di động trong cây xăng bị phạt bao nhiêu tiền?

Cửa hàng xăng dầu có bắt buộc phải niêm yết biển cấm sử dụng điện thoại di động không?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 15/2020/TT-BCT quy định về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy như sau:

Điều 12. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
1. Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc.
2. Cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp để chữa cháy theo quy định tại TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng và theo quy định tại quy chuẩn này.
3. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cháy của các chất, vật liệu trong từng hạng mục của cửa hàng xăng dầu để trang bị, bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp.
...

Theo đó, tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc.

Như vậy, cửa hàng xăng dầu bắt buộc phải niêm yết biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc.

Cửa hàng xăng dầu có bắt buộc phải niêm yết biển cấm sử dụng điện thoại di động không?

Cửa hàng xăng dầu có bắt buộc phải niêm yết biển cấm sử dụng điện thoại di động không? (Hình từ Internet)

Người sử dụng điện thoại di động trong cây xăng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử như sau:

Điều 35. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
....

Như vậy, người có hành vi sử dụng điện thoại trong cây xăng, nơi có biển cấm sử dụng điện thoại sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Cửa hàng xăng dầu có thể có thêm dịch vụ rửa xe hay không?

Căn cứ theo Tiểu mục 1.3 Mục 1 QCVN 29:2010/BTNMT quy định như sau:

1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu trên đất liền khi thải vào các nguồn tiếp nhận.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải ra môi trường từ kho xăng dầu và cửa hàng xăng dầu trong hoạt động kinh doanh; các kho xăng dầu dự trữ quốc gia và các kho xăng dầu phục vụ an ninh quốc phòng.
Nước thải của kho xăng dầu nằm trong các cơ sở sản xuất áp dụng theo QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Kho xăng dầu là tổ hợp gồm công trình, hệ thống đường ống và bể chứa dùng để tiếp nhận, bảo quản, pha chế, cấp phát xăng dầu.
1.3.2. Cửa hàng xăng dầu là công trình được xây dựng trên đất liền phục vụ việc kinh doanh xăng dầu các loại. Cửa hàng xăng dầu có thể có dịch vụ rửa xe.
1.3.3. Nước thải của kho xăng dầu và cửa hàng xăng dầu là nước thải phát sinh từ các nguồn.
- Súc rửa bồn, bể, đường ống;
- Xả nước đáy bể;
- Nước rửa xe;
- Nước vệ sinh nền bãi nhiễm dầu;
- Nước mưa chảy tràn trên khu vực nền bãi có nhiễm dầu.
1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu thải vào.

Như vậy, cửa hàng xăng dầu là công trình được xây dựng trên đất liền phục vụ việc kinh doanh xăng dầu các loại. Cửa hàng xăng dầu có thể có dịch vụ rửa xe.

Cửa hàng xăng dầu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cửa hàng xăng dầu
Hỏi đáp Pháp luật
Cửa hàng xăng dầu có bắt buộc phải niêm yết biển cấm sử dụng điện thoại di động không?
Hỏi đáp pháp luật
Hệ thống điện tại cửa hàng xăng dầu cần có những yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cửa hàng xăng dầu
Nguyễn Thị Hiền
296 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cửa hàng xăng dầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cửa hàng xăng dầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào