Mẫu Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024 và hướng dẫn cách viết?

Mẫu Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024 và hướng dẫn cách viết? Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện thế nào?

Mẫu Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024 và hướng dẫn cách viết?

Hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể về Mẫu Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, dựa theo thể thức trình bày văn bản tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP, dưới đây là Mẫu Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai năm 2024:

Tải Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024: Tại đây

Dưới đây là hướng dẫn cách viết Mẫu Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024:

- Kính gửi: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. (khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024)

- Trình bày sự việc: Người viết đơn phải thuật lại sự việc tranh chấp đất đai giữa các bên tranh chấp đất đai theo tiến trình thời gian (thứ tự trước sau); nêu rõ hành vi của người có hành vi dẫn tới tranh chấp như lấn, chiếm,... (nếu có); nêu sự việc đã tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên tại cơ sở (nếu có) (khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024).

- Yêu cầu giải quyết: Tùy thuộc vào tranh chấp trên thực tế mà người viết đơn nêu yêu cầu tương ứng, nhưng hầu hết đều có yêu cầu tổ chức hòa giải để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc về ai (xác định ai có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tranh chấp).

- Tài liệu kèm theo (nếu có): Thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác, văn bản ghi nhận ý kiến của người biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.

Mẫu Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024 và hướng dẫn cách viết?

Mẫu Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024 và hướng dẫn cách viết? (Hình từ Internet)

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm tham gia hòa giải tranh chấp đất đai không?

Theo khoản 2 Điều 19 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 19. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quản lý và sử dụng đất đai
1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản pháp luật về đất đai, dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, dự án có sử dụng đất do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Tham gia xây dựng pháp luật; thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản pháp luật về đất đai, dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng cấp, dự án có sử dụng đất do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trường hợp cưỡng chế khi thực hiện thu hồi đất;
c) Tham gia ý kiến, giám sát quá trình xây dựng bảng giá đất và thực hiện bảng giá đất;
d) Tham gia hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật;
đ) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thu hồi đất, trưng dụng đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
...

Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm tham gia hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.

Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 quy định việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai

Bước 2: Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;

Bước 3: Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

Bước 4: Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;

Bước 5: Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;

Bước 6: Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào