Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không?
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Điều 46. Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật; bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, cảnh quan, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sau khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, quyết định đưa vào khai thác theo quy định.
Theo đó, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Như vậy, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũng sẽ bao gồm hoạt động xây mới, ngoài ra còn cả nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không? (Hình từ Internet)
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có bao gồm trạm dừng nghỉ hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
....
Như vậy, theo quy định trên thì trạm dừng nghỉ thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Quy định về đặt tên, số hiệu đường bộ khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 40 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về đặt tên, số hiệu đường bộ như sau:
Điều 40. Đặt tên, số hiệu đường bộ
1. Đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu như sau:
a) Tên đường được đặt tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán; số hiệu đường được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết; trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ;
b) Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các quốc gia có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực, đường bộ quốc tế.
.....
Như vậy, quy định về đặt tên, số hiệu đường bộ khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cụ thể như sau:
- Tên đường được đặt tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán; số hiệu đường được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết; trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ;
- Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các quốc gia có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực, đường bộ quốc tế.
Lưu ý: Việc đặt tên, số hiệu đường bộ do cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ quyết định; riêng đường đô thị, đường tỉnh, việc đặt tên do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.