Dự kiến bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp?

Dự kiến bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp?

Dự kiến bổ sung 04 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp?

Tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tại Điều 4 Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)​ như sau:

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập của doanh nghiệp từ cây trồng trọt, rừng trồng, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản (kể cả trường hợp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến) ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã từ cây trồng trọt, rừng trồng, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản (kể cả trường hợp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến), sản xuất muối.
Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản quy định tại khoản này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.
b) Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
2. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp quy định tại Luật này là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn.
3. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp, bao gồm: Thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
4. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam thu nhập từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam, thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật được miễn thuế tối đa không quá 03 năm.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
5. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên người là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
Thu nhập được miễn thuế tại khoản này không bao gồm các khoản thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
6. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.
7. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
8. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam; khoản hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, khoản bồi thường của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
9. Khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để cổ phần hóa, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
10. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải(CERs), chuyển nhượng tín chỉ các-bon lần đầu sau khi phát hành của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ các-bon; thu nhập từ tiền lãi trái phiếu xanh; thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu xanh lần đầu sau khi phát hành.
11. Thu nhập (bao gồm cả lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trái phiếu Chính phủ, lãi tín phiếu kho bạc) từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, bao gồm: a) Thu nhập của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu.
b) Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
c) Thu nhập của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
d) Thu nhập từ hoạt động có thu của Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ Bảo hiểm Y tế, Quỹ hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Quỹ viễn thông công ích, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân tại nước ngoài, Quỹ phát triển nhà, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, ngành, địa phương được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm; Quỹ phát triển đất và quỹ, tổ chức khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quyết định.
12. Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó đáp ứng tỷ lệ tối thiểu theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định cụ thể mức tỷ lệ của phần thu nhập không chia trên thu nhập tính thuế của cơ sở thực hiện xã hội hóa quy định tại khoản này thì mức tỷ lệ tối thiểu là 25% thu nhập tính thuế.
13. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
14. Thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập từ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm:
a) Dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
b) Dịch vụ sự nghiệp công mà Nhà nước phải hỗ trợ, đảm bảo kinh phí hoạt động do chưa tính đủ chi phí cung cấp dịch vụ trong trong giá dịch vụ.
c) Dịch vụ sự nghiệp công tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

*Lưu ý:

- Phần In đậm: Bổ sung so với quy định hiện hành.

- Gạch ngang: Bỏ so với quy định hiện hành.

Theo đó, Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)​ đã bổ sung 04 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể là các khoản sau:

- Thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ các-bon lần đầu sau khi phát hành, thu nhập từ tiền lãi và từ chuyển nhượng trái phiếu xanh lần đầu sau khi phát hành; đồng thời, bỏ cụm từ viết tắt "(CERs)" tại khoản 10 Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 để đảm bảo việc miễn thuế được áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng của các loại chứng chỉ giảm phát thải, không giới hạn chỉ là chứng chỉ CERs như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 hiện hành.

- Khoản hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, khoản bồi thường của nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để cổ phần hóa, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập từ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong các trường hợp:

+ Dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

+ Dịch vụ sự nghiệp công mà Nhà nước phải hỗ trợ, đảm bảo kinh phí hoạt động do chưa tính đủ chi phí cung cấp dịch vụ trong giá dịch vụ;

+ Dịch vụ sự nghiệp công tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Xem toàn văn Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)​ tại đây: tại đây

Dự kiến bổ sung 04 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp?

Dự kiến bổ sung 04 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp? (Hình từ Internet)

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như thế nào?

Tại Điều 5 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định về kỳ tính thuế như sau:

Điều 5. Kỳ tính thuế
1. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 2 của Luật này.

Như vậy, kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo từng lần phát sinh thu nhập đối với các doanh nghiệp sau đây:

- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;

- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu?

Tại Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định về nơi nộp thuế như sau:

Điều 12. Nơi nộp thuế
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.

Như vậy, nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Ngọc Trâm
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào