Mẫu C1-07a/NS giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN, hoàn trả NSNN theo Thông tư 19?
Mẫu C1-07a/NS giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN, hoàn trả NSNN theo Thông tư 19?
Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN, hoàn trả NSNN là Mẫu số C1-07a/NS ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BTC, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu C1-07a/NS giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN, hoàn trả NSNN theo Thông tư 19
Mẫu C1-07a/NS giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN, hoàn trả NSNN theo Thông tư 19? (Hình từ Internet)
Cơ quan thu ngân sách nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 55 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về tổ chức thu ngân sách nhà nước như sau:
Điều 55. Tổ chức thu ngân sách nhà nước
...
3. Cơ quan thu ngân sách có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, Ủy ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Cơ quan thu có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu phải nộp vào ngân sách nhà nước;
d) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kê khai, thu, nộp ngân sách và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, cơ quan thu ngân sách nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, Ủy ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương;
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính;
- Cơ quan thu có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu phải nộp vào ngân sách nhà nước;
- Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kê khai, thu, nộp ngân sách và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước được quy định cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 52 Luật Ngân sách nhà nước 2015, việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau:
[1] Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể:
- Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định;
- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
[2] Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:
- Dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi;
- Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh.
[3] Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:
- Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới.
[4] Chính phủ yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội.
[5] Ủy ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.