Mã loại hình C12 là gì? Mã loại hình C12 được sử dụng như thế nào?

Mã loại hình C12 là gì? Mã loại hình C12 được sử dụng như thế nào? Kho ngoại quan là gì? Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan được quy định như thế nào?

Mã loại hình C12 là gì? Mã loại hình C12 được sử dụng như thế nào?

Căn cứ theo Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định mã loại hình C12 là mã loại hình xuất khẩu - Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài, được sử dụng trong các trường hợp như sau:

- Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu phi thuế quan;

- Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan này qua kho ngoại quan khác.

Mã loại hình C12 là gì? Mã loại hình C12 được sử dụng như thế nào?

Mã loại hình C12 là gì? Mã loại hình C12 được sử dụng như thế nào? (Hình từ Internet)

Kho ngoại quan là gì? Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan được quy định như thế nào?

Theo quy định khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan 2014 có giải thích kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Để thành lập kho ngoại quan cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 62 Luật Hải quan 2014, bao gồm:

[1] Kho ngoại quan được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:

- Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế.

- Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.

[2] Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.

[3] Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.

Mặt khác, tại Điều 61 Luật Hải quan 2014, hàng hóa gửi tại kho ngoại quan được quy định như sau:

[1] Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho. Trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.

[2] Nguyên liệu, vật tư được lưu giữ tại kho bảo thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng theo yêu cầu của chu trình sản xuất thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế gia hạn. Thời gian gia hạn phù hợp với chu trình sản xuất.

[3] Hàng hóa được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ gồm hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ.

Hàng hóa được lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ trong thời gian không quá 90 ngày kể từ ngày được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ; trường hợp có lý do chính đáng thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ gia hạn một lần không quá 90 ngày.

Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có quyền và nghĩa vụ ra sao?

Căn cứ theo Điều 63 Luật Hải quan 2014, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhận hàng hóa gửi kho ngoại quan; được di chuyển hàng hóa trong kho ngoại quan theo thỏa thuận với chủ hàng hóa.

- Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan. Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan;

- Chủ hàng hóa được gia cố bao bì, phân loại hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa và thực hiện các công việc khác dưới sự giám sát của công chức hải quan; được chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Việc chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan nơi lưu giữ hàng hóa đó.

Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014. Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động của kho ngoại quan.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào