Hàng phi mậu dịch có chịu thuế nhập khẩu hay không?
Hàng phi mậu dịch có chịu thuế nhập khẩu hay không?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu thuế như sau:
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.
.....
Mặt khác theo hướng dẫn tại Mục 8 Công văn 12166/BTC-TCHQ năm 2016 được bổ sung bởi Công văn 11002/BTC-TCHQ năm 2017 như sau:
VIII. Về việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại
1. Hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại được miễn thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Hàng mẫu có trị giá hải quan không vượt quá 50.000 (năm mươi nghìn) đồng Việt Nam hoặc hàng hóa chỉ sử dụng làm mẫu, không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng;
b) Ảnh về hàng mẫu, phim về hàng mẫu, mô hình thay thế cho hàng mẫu;
c) Ấn phẩm quảng cáo thuộc Chương 49 của Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, bao gồm: tờ rơi, catalogue thương mại, niên giám, tài liệu quảng cáo, áp phích du lịch được dùng để quảng cáo, công bố hay quảng cáo một hàng hóa hoặc dịch vụ và được cung cấp miễn phí được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Khoản 10 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với Điều kiện mỗi lô hàng chỉ gồm 01 loại ấn phẩm và tổng khối lượng không quá 01 kg; trường hợp 01 lô hàng có nhiều loại ấn phẩm khác nhau thì mỗi loại ấn phẩm chỉ có một bản hoặc có tổng khối lượng ấn phẩm không vượt quá 01 kg.
2. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định hiện hành đối với trường hợp miễn thuế không phải đăng ký danh Mục hàng hóa miễn thuế tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Trước đây, tại Điều 69 Thông tư 128/2013/TT-BTC (đã hết hiệu lực) có quy định hàng phi mậu dịch là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Cho nên, trên tinh thần của điều luật này, về nguyên tắc, hàng phi mậu dịch khi nhập khẩu cũng phải chịu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng phi mậu dịch có thể không chịu thuế nhập khẩu nếu thuộc các trường hợp như sau:
- Hàng mẫu có trị giá hải quan không vượt quá 50.000 đồng Việt Nam hoặc hàng hóa chỉ sử dụng làm mẫu, không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng;
- Ảnh về hàng mẫu, phim về hàng mẫu, mô hình thay thế cho hàng mẫu;
- Ấn phẩm quảng cáo thuộc Chương 49 của Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, bao gồm: tờ rơi, catalogue thương mại, niên giám, tài liệu quảng cáo, áp phích du lịch được dùng để quảng cáo, công bố hay quảng cáo một hàng hóa hoặc dịch vụ và được cung cấp miễn phí được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 với Điều kiện mỗi lô hàng chỉ gồm 01 loại ấn phẩm và tổng khối lượng không quá 01 kg; trường hợp 01 lô hàng có nhiều loại ấn phẩm khác nhau thì mỗi loại ấn phẩm chỉ có một bản hoặc có tổng khối lượng ấn phẩm không vượt quá 01 kg.
Hàng phi mậu dịch có chịu thuế nhập khẩu hay không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa nào nhập khẩu để gia công theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu?
Theo quy định Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu để gia công theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu bao gồm:
- Nguyên liệu, bán thành phẩm, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa, bao gồm cả trường hợp bên nhận gia công tự nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện hợp đồng gia công.
- Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu.
- Máy móc, thiết bị nhập khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công.
- Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công.
- Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công.
- Hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công được sử dụng làm quà biếu, quà tặng thì thực hiện miễn thuế theo quy định tại Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng nhập khẩu để gia công không sử dụng phải tái xuất. Trường hợp không tái xuất phải kê khai nộp thuế theo quy định;
- Sản phẩm gia công xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công.
Sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu theo quy định tại điểm này nếu sản phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải nộp thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư.
Đối tượng nào chịu thuế nhập khẩu?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, đối tượng chịu thuế nhập khẩu bao gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thực hiện theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
- Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền quyền nhập khẩu, quyền phân phối quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.