Tổng hợp 12 chứng từ kế toán tiền lương theo Thông tư 200 cập nhật mới nhất?

12 chứng từ kế toán tiền lương theo Thông tư 200 là các chứng từ nào? Chứng từ kế toán phải bao gồm các nội dung chủ yếu nào? Mực ký chứng từ kế toán được quy định như thế nào?

Tổng hợp 12 chứng từ kế toán tiền lương theo Thông tư 200

Tổng hợp 12 chứng từ kế toán tiền lương theo Thông tư 200 và cách ghi được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

- Bảng chấm công mẫu số 01a-LĐTL

TẢI VỀ

- Bảng chấm công làm thêm giờ mẫu số 01b-LĐTL

TẢI VỀ

- Bảng thanh toán tiền lương mẫu số 02-LĐTL

TẢI VỀ

- Bảng thanh toán tiền thưởng mẫu số 03-LĐTL

TẢI VỀ

- Giấy đi đường mẫu số 04-LĐTL

TẢI VỀ

- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành mẫu số 05-LĐTL

TẢI VỀ

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ mẫu số 06-LĐTL

TẢI VỀ

- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài mẫu số 07-LĐTL

TẢI VỀ

- Hợp đồng giao khoán mẫu số 08-LĐTL

TẢI VỀ

- Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán mẫu số 09-LĐTL

TẢI VỀ

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương mẫu số 10-LĐTL TẢI VỀ

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội mẫu số 11-LĐTL TẢI VỀ

Tổng hợp 12 chứng từ kế toán tiền lương theo Thông tư 200 cập nhật mới nhất?

Tổng hợp 12 chứng từ kế toán tiền lương theo Thông tư 200 cập nhật mới nhất? (Hình từ Internet)

Chứng từ kế toán phải bao gồm các nội dung chủ yếu nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định về nội dung chứng từ kế toán như sau:

Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Như vậy, chứng từ kế toán phải bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Mực ký chứng từ kế toán được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Luật Kế toán 2015 quy định về ký chứng từ kế toán cụ thể như sau:

Điều 19. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.

Như vậy, mực ký chứng từ kế toán phải là loại mực không phai. Ngoài ra Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn.

Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào