Mẫu nhận xét ưu khuyết điểm của hiệu trưởng cuối năm học 2024?

Tôi có câu hỏi: Mẫu nhận xét ưu khuyết điểm của hiệu trưởng cuối năm học 2024 như thế nào? Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá thế nào? Câu hỏi của chị Nga - Quảng Trị.

Mẫu nhận xét ưu khuyết điểm của hiệu trưởng cuối năm học 2024?

Mẫu nhận xét ưu khuyết điểm của hiệu trưởng cuối năm học được sử dụng cho nhiều mục đích sau:

- Đánh giá kết quả hoạt động của hiệu trưởng trong năm học.

- Làm cơ sở cho việc đề nghị khen thưởng, kỷ luật hiệu trưởng.

- Góp ý cho hiệu trưởng để hoàn thiện công tác trong năm học tiếp theo.

- Phục vụ cho công tác quản lý cán bộ

Mẫu nhận xét ưu khuyết điểm của hiệu trưởng cuối năm học 2024 như sau:

Tải Mẫu nhận xét ưu khuyết điểm của hiệu trưởng cuối năm học 2024 tại đây. Tải về.

*Lưu ý: Mẫu nhận xét trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giáo viên có thể thay đổi nội dung cho phù hợp với thực tế, thành tích của nhà trường và bản thân hiệu trưởng. Nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, phù hợp với quy định của ngành giáo dục.

Mẫu nhận xét ưu khuyết điểm của hiệu trưởng cuối năm học 2024?

Mẫu nhận xét ưu khuyết điểm của hiệu trưởng cuối năm học 2024? (Hình từ Internet)

Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng được thực hiện ra sao?

Căn cứ theo Điều 10 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT, quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng được thực hiện như sau:

[1] Quy trình đánh giá

- Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng.

- Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng.

- Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

[2] Xếp loại kết quả đánh giá

- Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt mức tốt.

- Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt từ mức khá trở lên.

- Đạt chuẩn hiệu trưởng: có tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt từ mức đạt trở lên.

- Chưa đạt chuẩn hiệu trưởng: có trên 1/3 tiêu chí được đánh giá chưa đạt hoặc có tối thiểu 01 (một) tiêu chí trong số các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

Tiêu chuẩn 1 Phẩm chất nghề nghiệp đối với hiệu trưởng có những nội dung gì?

Theo quy định tại Điều 4 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT có điểm bị ngưng hiệu lực bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn 1 phẩm chất nghề nghiệp đối với hiệu trưởng có những nội dung sau đây:

Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

[1] Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp

- Mức đạt: thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường.

- Mức khá: chỉ đạo phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường.

- Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.

[2] Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường

- Mức đạt: có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh.

- Mức khá: lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường.

- Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.

[3] Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân

- Mức khá: đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

- Mức tốt: hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào