Quyết định thi hành án chủ động được sử dụng trong trường hợp nào?
Quyết định thi hành án chủ động được sử dụng trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 về về điều kiện ra quyết định thi hành án như sau:
Điều 36. Ra quyết định thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:
a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;
b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;
d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.
Đối với quyết định quy định tại điểm đ khoản này thì phải ra ngay quyết định thi hành án.
Đối với quyết định quy định tại điểm e khoản này thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.
Đồng thời theo quy định tại Điều 48 Luật Trọng tài thương mại 2010 về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Điều 48. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Điều 49. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
...
Như vậy trong trường hợp chưa có bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại nhưng trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cơ quan thi hành án có quyền ra quyết định thi hành án chủ động.
Quyết định thi hành án chủ động được sử dụng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc thông báo thi hành án cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện theo hình thức nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Thi hành án dân sự 2008 về việc thông báo về thi hành án như sau:
Điều 39. Thông báo về thi hành án
...
3. Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết công khai;
c) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
...
Như vậy, cơ quan thi hành án khi thực hiện việc thông báo cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện theo hình thức sau đây:
[1] Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
[2] Niêm yết công khai;
[3] Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thủ tục thông báo thi hành án dân sự trực tiếp cho cá nhân được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 40 Luật Thi hành án dân sự 2008, thủ tục thông báo thi hành án dân sự trực tiếp cho cá nhân được thực hiện theo trình tự như sau:
[1] Khi thực hiện thông báo trực tiếp thì phải giao quyết định thi hành án trực tiếp cho cá nhân và yêu cầu người đó ký nhận hoặc điểm chỉ.
[2] Trường hợp người được thông báo vắng mặt thì quyết định thi hành án được giao cho một trong số những người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người đó, bao gồm vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự.
Việc giao thông báo phải lập thành biên bản. Ngày lập biên bản là ngày được thông báo hợp lệ.
[3] Trường hợp người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng người đó từ chối nhận quyết định hoặc người được thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về thì người thực hiện thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của người chứng kiến và thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định pháp luật.
Trường hợp người được thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới thì phải thông báo theo địa chỉ mới của người được thông báo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.