Mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất 2024?

Cho tôi hỏi: Mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất áp dụng theo mẫu nào vậy? Mong được giải đáp. Câu hỏi của bạn Hương đến từ Hà Nội.

Mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất 2024?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 12/2018/TT-BTP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 10/2023/TT-BTP, mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất 2024 được áp dụng theo Mẫu số 03-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BTP.

Dưới đây là mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất 2024:

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/04052024/don-khieu-nai-tro-giup-phap-ly.jpg

Tải về mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất 2024:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/04052024/khieu-nai-tro-giup-phap-ly.jpg

Mẫu đơn khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:

Điều 45. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với hành vi sau đây của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
a) Từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý;
b) Không thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật;
d) Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật.
2. Người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp có hiệu lực thi hành. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

- Từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Không thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật.

- Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật.

Người tập sự trợ giúp pháp lý có được tham gia bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:

Điều 20. Tập sự trợ giúp pháp lý
1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.
2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.
3. Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.
...

Theo quy định này, người tập sự trợ giúp pháp lý không được phép tham gia bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào