Theo khuyến cáo của Bộ Y tế vào những ngày môi trường không khí bị ô nhiễm ở mức đỏ cần làm gì?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế vào những ngày môi trường không khí bị ô nhiễm ở mức đỏ cần làm gì?
Tiểu mục 1.4 Mục 1 Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ban hành kèm theo Quyết định 1459/QĐ-TCMT năm 2019 thì môi trường không khí bị ô nhiễm ở mức đỏ có giá trị AQI 151 - 200.
Ngày 15/01/2024, Cục Quản lý Môi trường y tế đã phát đi văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khuyến cáo cộng đồng các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
Theo đó, các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (AQI ở mức 151 - 200) như sau:
(1) Đối với người bình thường
- Hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải.
- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.
- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
- Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
(2) Đối với những người nhạy cảm
- Tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động vận động cần gắng sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
Nguồn tham khảo: https://moh.gov.vn/thong-tin-chi-dao-dieu-hanh/-/asset_publisher/DOHhlnDN87WZ/content/bo-y-te-khuyen-cao-cong-ong-cac-bien-phap-bao-ve-suc-khoe-truoc-anh-huong-cua-o-nhiem-khong-khi
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế vào những ngày môi trường không khí bị ô nhiễm ở mức đỏ cần làm gì? (Hình từ Internet)
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh có những nội dung chính nào?
Theo khoản 4 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng môi trường không khí.
2. Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm. Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.
...
4. Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm:
a) Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;
b) Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;
c) Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;
d) Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;
đ) Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;
e) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
g) Tổ chức thực hiện.
...
Theo đó, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh có những nội dung chính sau:
- Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;
- Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;
- Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;
- Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;
- Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;
- Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
- Tổ chức thực hiện.
Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí như thế nào?
Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chung về bảo vệ môi trường không khí như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
- Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.