Tiêu chuẩn đối với chức vụ Thứ trưởng là gì? Số lượng Thứ trưởng tối đa là bao nhiêu?
Chức vụ Thứ trưởng là gì?
Tại Điều 4 Nghị định 123/2016/NĐ-CP có quy định về chức vụ thứ trưởng như sau:
Điều 4. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.
2. Số lượng Thứ trưởng thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Như vậy, chức vụ thứ trưởng có thể được hiểu là một chức vụ giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Tiêu chuẩn đối với chức vụ Thứ trưởng là gì?
Tại Điều 10 Nghị định 29/2024/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn chức vụ Thứ trưởng như sau:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn chung tương ứng quy định tại Mục 1 Chương 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP, bao gồm các tiêu chuẩn về:
+ Về chính trị tư tưởng;
+ Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật;
+ Về trình độ;
+ Về năng lực và uy tín;
+ Về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác;
- Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử; am hiểu sâu sắc về pháp luật, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực quản lý và thông lệ quốc tế;
- Có năng lực sau:
+ Tham mưu hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực;
+ Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực;
+ Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức;
+ Chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền;
+ Triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật;
- Đang giữ chức vụ: Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương (đã kinh qua chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ); Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chức vụ, chức danh tương đương trở lên theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn đối với chức vụ Thứ trưởng là gì? Số lượng Thứ trưởng tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Số lượng Thứ trưởng tối đa là bao nhiêu?
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ như sau:
Điều 4. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.
2. Số lượng Thứ trưởng thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Điều 38 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ như sau:
Điều 38. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, số lượng Thứ trưởng tối đa sẽ là 05 người. Tuy nhiên riêng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao có tối đa là 06 người
Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.