Các thiết bị in nào khi nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông?

Xin cho tôi hỏi: Công ty tôi đang muốn nhập khẩu các thiết bị in thì có phải thực hiện khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông không? (Câu hỏi từ anh Hoàng - Lâm Đồng).

Các thiết bị in nào khi nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông?

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định về các thiết bị in khi nhập khẩu phải khai báo Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:

Điều 27. Nhập khẩu thiết bị in
1. Thiết bị in quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này, trước khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này (trừ máy in phun, máy in laser đơn màu hoặc đa màu có tốc độ in từ 60 tờ/phút (khổ A4) trở xuống hoặc có khổ in từ A3 trở xuống và máy in kim).
...

Dẫn chiếu khoản 5 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định về thiết bị in như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
5. Thiết bị ngành in là máy móc, công cụ để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in, photocopy (sau đây gọi chung là thiết bị in), bao gồm:
a) Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in trong hoạt động in (thuộc mã HS 84.42);
b) Máy in sử dụng một trong các công nghệ (thuộc mã HS 84.43): Kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa);
c) Máy gia công sau in (hoạt động bằng điện, thuộc mã HS 84.40, mã HS 84.41): Máy dao cắt (xén) giấy (bao gồm cả máy cắt bế định hình); máy gấp sách (gấp giấy); máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ, phay gáy, keo nhiệt); máy vào bìa các loại; máy kỵ mã liên hợp; dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in; máy làm túi, bao hoặc phong bì; máy làm thùng bìa, hộp, hòm, thùng hình ống, hình trống hoặc đồ chứa;
d) Máy photocopy đa màu; máy in có chức năng photocopy đa màu đơn chức năng hoặc đa chức năng (thuộc mã HS 84.43).

Như vậy, các thiết bị in sau trước khi nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông, bao gồm:

- Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in trong hoạt động in có mã HS 84.42 ;

- Máy in sử dụng một trong các công nghệ có mã HS 84.43 gồm: Kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa);

- Máy gia công sau in (hoạt động bằng điện, có mã HS 84.40, mã HS 84.41), gồm:

+ Máy dao cắt (xén) giấy (bao gồm cả máy cắt bế định hình);

+ Máy gấp sách (gấp giấy);

+ Máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ, phay gáy, keo nhiệt);

+ Máy vào bìa các loại;

+ Máy kỵ mã liên hợp;

+ Dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in;

+ Máy làm túi, bao hoặc phong bì;

+ Máy làm thùng bìa, hộp, hòm, thùng hình ống, hình trống hoặc đồ chứa;

- Máy photocopy đa màu, máy in có chức năng photocopy đa màu đơn chức năng hoặc đa chức năng có mã HS 84.43.

Lưu ý: Các máy in phun, máy in laser đơn màu hoặc đa màu có tốc độ in từ 60 tờ/phút trở xuống đối với khổ A4 hoặc có khổ in từ A3 trở xuống và máy in kim thì khi nhập khẩu không cần khai báo Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các thiết bị in nào khi nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông?

Các thiết bị in nào khi nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông? (Hình từ Internet)

Thủ tục khai báo nhập khẩu thiết bị in với Bộ Thông tin và Truyền thông?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định về thủ tục khai báo nhập khẩu thiết bị in với Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:

Điều 28. Thủ tục khai báo nhập khẩu thiết bị in
1. Hồ sơ khai báo gửi Bộ Thông tin và Truyền thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Hồ sơ khai báo nhập khẩu thiết bị in gồm tờ khai nhập khẩu thiết bị in theo mẫu quy định và tài liệu thể hiện thông số kỹ thuật và công nghệ chế bản, in và gia công sau in của từng loại thiết bị.
3. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy xác nhận khai báo nhập khẩu thiết bị in; trường hợp không cấp giấy xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Như vậy, cơ sở in thực hiện thủ tục khai báo nhập khẩu thiết bị in với Bộ Thông tin và Truyền thông theo các bước sau:

- Bước 1: Nộp hồ sơ khai báo nhập khẩu thiết bị in qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Bước 2: Bộ Thông tin và Truyền thông xét duyệt hồ sơ và trả kết quả trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ:

+ Trường hợp chấp thuận: cấp giấy xác nhận khai báo nhập khẩu thiết bị in cho cơ sở in;

+ Trường hợp không chấp thuận: gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp giấy xác nhận cho cơ sở in.

Mẫu tờ khai nhập khẩu thiết bị in mới nhất năm 2024?

Hồ sơ khai báo nhập khẩu thiết bị nộp cho Bộ Thông tin và Truyền thông để xin cấp giấy xác nhận phải bao gồm tờ khai nhập khẩu thiết bị in, tài liệu thể hiện thông số kỹ thuật và công nghệ chế bản, in và gia công sau in của từng loại thiết bị.

Tờ khai nhập khẩu thiết bị in trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia được lập theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 72/2022/NĐ-CP.

Tải về Mẫu tờ khai nhập khẩu thiết bị in mới nhất năm 2024 tại đây.

Trân trọng!


Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thị Ngọc Huyền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào