Mẫu bài viết về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình năm 2024?

Anh chị cho em tham khảo mẫu bài viết về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình với ạ? Em xin cảm ơn ạ. Câu hỏi của bạn Phương đến từ Khánh Hòa.

Mẫu bài viết về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình năm 2024?

Vừa qua, Sở Văn hoá và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch 1062/KH-SVHTT năm 2024 về việc tổ chức cuộc thi viết và thuyết trình với chủ đề “ Gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2024. Cụ thể như sau:

(1) Đối tượng tham gia:

- Là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Tổ Thư ký cuộc thi không được tham gia viết bài dự thi.

(2) Bài thi viết:

- Về hình thức

+ Bài viết bằng tiếng Việt tối đa 3.000 từ, viết tay hoặc đánh máy vi tính trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, khuyến khích bài viết có sử dụng hình ảnh minh họa.

+ Bài dự thi phải được ghi đầy đủ rõ họ và tên của tác giả (kể cả trường hợp sử dụng bút danh), địa chỉ và điện thoại liên lạc.

+ Không hạn chế về số lượng bài tham gia dự thi của mỗi tác giả.

- Về nội dung: Bày tỏ tình cảm yêu thương, kỷ niệm đẹp về gia đình; những tấm gương làm tốt công tác gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; gương gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; những câu chuyện thật, người thật, việc thật có giá trị gắn kết tình thân giữa các thành viên trong gia đình, đấu tranh, lên án các hành vi bạo lực gia đình; lan tỏa, tôn vinh các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

(3) Thời gian nhận bài dự thi: đến hết 17 giờ 00 phút ngày 30/5/2024.

Xem thêm chi tiết Kế hoạch 1062/KH-SVHTT năm 2024

Tại đây

Dưới đây là mẫu bài viết về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình năm 2024 có thể tham khảo:

Gia đình là tổ ấm, là bến đỗ bình yên của mỗi người sau những bộn bề cuộc sống. Gia đình là nơi chúng ta được yêu thương, được che chở và vun đắp những giá trị đạo đức tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh đầm ấm, hạnh phúc, gia đình cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ bạo lực, gây tổn thương về cả thể chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình.

Tại Việt Nam, bạo lực gia đình đang là vấn đề ngày càng nhức nhối hiện nay. Bạo lực gia đình có thể diễn ra ở cả phương diện tinh thần lẫn thể xác với những mức độ khác nhau. Bạo lực gia đình là những hành vi gây tổn hại về thể chất, tinh thần, thường xảy ra giữa các thành viên trong gia đình. Nạn nhân của bạo lực gia đình không chỉ phải chịu đựng những tổn thương nghiêm trọng mà còn để lại những hậu quả lâu dài về mặt tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng học tập, làm việc và hòa nhập xã hội.

Hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình có thể kể đến như do các thành viên trong gia đình không biết cách chia sẻ, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, dẫn đến việc sử dụng bạo lực một cách không kiểm soát để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, bạo lực gia đình còn xuất phát từ áp lực cuộc sống, khó khăn về tài chính dễ khiến các thành viên trong gia đình khó chịu và sử dụng bạo lực để trút giận.

Bạo lực gia đình có thể dẫn tới phá hoại các mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội cần chung tay góp sức để đẩy lùi bạo lực gia đình. Mỗi người tự chủ động học cách giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình. Mỗi gia đình cần xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh, có sự tôn trọng và yêu thương giữa các thành viên.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/25042024/bao-luc-gia-dinh.jpg

Mẫu bài viết về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình năm 2024? (Hình từ Internet)

Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình tập trung vào đối tượng nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình tập trung vào đối tượng sau đây:

- Người bị bạo lực gia đình.

- Người có hành vi bạo lực gia đình.

- Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc.

- Người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới.

- Người chuẩn bị kết hôn.

Có các hình thức giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình nào?

Căn cứ theo Điều 15 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, có các hình thức giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình đó là:

- Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến pháp luật trực tiếp.

- Phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.

- Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục.

- Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông.

- Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

- Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào