Khám sức khỏe lái xe là khám những gì? Có được yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe lái xe không?
Khám sức khỏe lái xe là khám những gì?
Tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có quy định mẫu giấy khám sức khỏe lái xe như sau:
Xem chi tiết mẫu khám sức khỏe lái xe tại đây.
Theo đó, khi khám sức khỏe lái xe thì sẽ khám:
- Khám lâm sàn: Tâm thần, Thần kinh, Mắt, Tai- mũi- họng, Tim mạch, Hô hấp, Cơ Xương Khớp, Nội tiết, Thai sản
- Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm ma túy, Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, các xét nghiệm chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ khám sức khỏe: Huyết học/sinh hóa/X.quang và các xét nghiệm khác.
Trường hợp người thi bằng lái xe khi khám sức khỏe có một trong các tình trạng bệnh, tật được nêu trong bảng sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT)
Lưu ý:Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe trên không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3.
Có được yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe lái xe không?
Tại Điều 33 Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định về chi phí khám sức khỏe như sau:
Điều 33. Chi phí khám sức khỏe
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám sức khỏe, theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp từ hai giấy khám sức khỏe trở lên, người được khám sức khỏe phải nộp thêm phí cấp giấy khám sức khỏe theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
3. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu phí từ hoạt động khám sức khỏe được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người có yêu cầu cấp từ 2 giấy khám sức khỏe trở lên thì sẽ được cấp nhưng phải nộp thêm phí cấp giấy khám sức khỏe theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Khám sức khỏe lái xe là khám những gì? Có được yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe lái xe không? (Hình từ Internet)
Điều kiện đối với người học lái xe là gì?
Tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có quy định điều kiện đối với người học lái xe như sau:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
- Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
+ Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
+ Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.