Chứng cứ trong vụ án hành chính là gì? Chứng cứ từ các nguồn nào được phép sử dụng trong vụ án hành chính?
Chứng cứ trong vụ án hành chính là gì?
Căn cứ Điều 80 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về chứng cứ trong vụ án hành chính như sau:
Điều 80. Chứng cứ
...
Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
...
Như vậy, chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự, thủ tục hợp pháp mà được Tòa án sử dụng làm căn cứ xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Chứng cứ trong vụ án hành chính là gì? Chứng cứ từ các nguồn nào được phép sử dụng trong vụ án hành chính? (Hình từ Internet)
Chứng cứ từ các nguồn nào được phép sử dụng trong vụ án hành chính?
Căn cứ Điều 81 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về nguồn chứng cứ như sau:
Điều 81. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chứng cứ được phép sử dụng trong vụ án hành chính phải được thu thập từ các nguồn chứng cứ sau:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự, người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Đương sự được phép tự mình thu thập chứng cứ bằng những biện pháp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 84 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về những biện pháp đương sự được phép dùng để tự mình thu thập chứng cứ.
Theo đó, đương sự được phép tự mình thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính bằng những biện pháp sau:
- Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử;
- Thu thập vật chứng;
- Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
- Yêu cầu UBND cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
- Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật.
Mẫu Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong vụ án hành chính mới nhất năm 2024?
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán tiến hành tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngoại trừ vụ án theo thủ tục rút gọn và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri.
Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong vụ án hành chính được lập theo Mẫu số 07-HC tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
Tải về Mẫu Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong vụ án hành chính mới nhất năm 2024
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.