Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?

Xin hỏi 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Ninh Bình là gì? - Câu hỏi của Thanh Bình (Ninh Bình).

Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định như sau:

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì?

Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể? (Hình từ Internet)

Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì?

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định công bố thêm 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, 8 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này gồm:

1. Tri thức dân gian Nghề làm bánh Khẩu xén, bánh Chí chọp của người Thái trắng, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

2. Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

3. Lễ hội truyền thống Hội làng Văn Giang – Nam Dương, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội.

4. Nghề thủ công truyền thống Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội.

5. Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Quang Trung ở Lạch Bạng và Cù Lao Biện (Biện Sơn) phường Hải Thanh và xã Nghi Sơn, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

6. Nghề thủ công truyền thống Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

7. Nghề thủ công truyền thống Nghề thêu - ren Ninh Hải, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

8. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, tỉnh Ninh Bình.

Trong đó, Ninh Bình có 2 di sản được ghi danh lần này là: Nghề thủ công truyền thống nghề thêu - ren Ninh Hải (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) và Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Ninh Bình đang sở hữu 6 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 4 Di sản được công nhận trước đó là: Lễ hội Hoa Lư, Nghệ thuật hát Xẩm, Lễ hội làng Bình Hải, Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân.

Các tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 5 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định các tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm có:

- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.

- Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.

- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.

- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?

Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa
1. Những hành vi làm sai lệch di tích:
a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;
b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
3. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:
a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.

Như vậy, những hành vi được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể được quy định sau đây:

- Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;

- Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

- Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào