Thứ trưởng Bộ Ngoại giao hiện nay là ai? Tiểu sử Thứ trưởng Bộ Ngoại giao hiện nay?
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao hiện nay là ai?
Ngày 12/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Thời hạn bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là 5 năm.
Hiện, lãnh đạo Bộ Ngoại giao có Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cùng 6 Thứ trưởng là các ông, bà: Nguyễn Minh Vũ, Hà Kim Ngọc, Lê Thị Thu Hằng, Đỗ Hùng Việt, Nguyễn Minh Hằng, Phạm Thanh Bình.
Tiểu sử Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình hiện nay?
Ông Phạm Thanh Bình sinh năm 1975 tại Hà Nội, là Cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Trung, Đại học Hà Nội, Thạc sỹ Quan hệ quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Bình từng đảm nhận các chức vụ: Phó vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, quyền Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á và sau đó giữ chức Vụ trưởng Vụ này.
Trước đó hồi tháng 10/2023, Thủ tướng cũng bổ nhiệm bà Nguyễn Minh Hằng, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao hiện nay là ai? Tiểu sử Thứ trưởng Bộ Ngoại giao hiện nay? (Hình từ Internet)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao có phải thành viên Chính phủ không?
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ được quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Điều 2. Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Theo quy định trên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao không phải thành viên Chính phủ.
Ai có quyền bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao?
Người có quyền bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được quy định tại Điều 98 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ là bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Do đó, người có quyền bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được ký thay Bộ trưởng những loại văn bản nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao được ban hành kèm theo Quyết định 76/2009/QĐ-BNG năm 2009 quy định Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ký thay Bộ trưởng các văn bản sau:
- Văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Ban của Đảng, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để thông báo, phối hợp hoặc trao đổi các chủ trương, chính sách liên quan đến đối ngoại;
- Quyết định cá biệt, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổng quyết toán, quyết toán các hạng mục công trình, dự án đầu tư theo quy định về công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước và của Bộ, thanh lý tài sản cố định và các văn bản xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách;
- Văn bản trả lời các văn bản do thứ trưởng hoặc cấp tương đương của Bộ, ngành khác hoặc do Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp tương đương ký thay thủ trưởng các cơ quan đó;
- Công nhận, cho thôi Tập sự cấp Vụ;
- Ký các văn bản khác trong phạm vi được phân công phụ trách và ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng nếu được Bộ trưởng ủy quyền.
Đối với những văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách lớn, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, công việc được ủy quyền ký thay Bộ trưởng sau khi Bộ trưởng phê duyệt văn bản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.