Thư ký tòa án nhân dân cấp tỉnh là công chức hay viên chức trong hệ thống Tòa án nhân dân?
Thư ký tòa án nhân dân cấp tỉnh là công chức hay viên chức trong hệ thống Tòa án nhân dân?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định về những người là công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân như sau:
Điều 7. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
Như vậy, thư ký tòa án nhân dân cấp tỉnh là công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân giữ ngạch Thư ký viên chính, hoặc thư ký viên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Thư ký tòa án nhân dân cấp tỉnh là công chức hay viên chức trong hệ thống Tòa án nhân dân? (Hình từ Internet)
Thư ký tòa án có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Thư ký tòa án như sau:
Điều 92. Thư ký Tòa án
...
4. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
...
Như vậy, Thư ký tòa án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Làm Thư ký phiên tòa;
- Tiến hành các hoạt động tố tụng;
- Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người giữ ngạch Thư ký viên chính là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quy định tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người giữ ngạch Thư ký viên chính như sau:
Điều 6. Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên chính
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững và am hiểu hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;
b) Có năng lực tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
c) Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;
d) Có năng lực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
đ) Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
...
Như vậy, người giữ ngạch Thư ký viên chính phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sau, bao gồm:
- Nắm vững và am hiểu hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;
- Có năng lực tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;
- Có năng lực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
- Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.