Lịch tiêm chủng mở rộng Bộ Y tế mới nhất 2024? Quản lý đối tượng tiêm chủng gồm những nội dung gì?
Lịch tiêm chủng mở rộng Bộ Y tế mới nhất 2024?
Lịch tiêm chủng mở rộng là lịch tiêm chủng miễn phí do nhà nước thực hiện cho trẻ em từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi và một số đối tượng đặc biệt theo quy định. Lịch tiêm chủng này bao gồm các loại vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em như: Lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, Hib.
Căn cứ theo Thông tư 38/2017/TT-BYT, lịch tiêm chủng mở rộng Bộ Y tế cụ thể như sau:
*Lưu ý: Phụ huynh cần theo dõi lịch tiêm chủng cho bé để phòng ngừa các bệnh hiệu quả. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc theo dõi lịch tiêm chủng cho bé, phụ huynh có thể tải Sổ sức khỏe điện tử về điện thoại.
Lịch tiêm chủng mở rộng Bộ Y tế mới nhất 2024? Quản lý đối tượng tiêm chủng gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Quản lý đối tượng tiêm chủng gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định Điều 4 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, việc quản lý đối tượng tiêm chủng gồm những nội dung như sau:
- Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ thường trú của đối tượng tiêm chủng.
- Tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trường hợp người được tiêm chủng là trẻ em.
- Tiền sử tiêm chủng, tiền sử bệnh tật liên quan đến chỉ định tiêm chủng.
*Lưu ý: Trường hợp người được tiêm chủng đã có mã số định danh công dân thì không cần thu thập các thông tin về:
- Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ thường trú của đối tượng tiêm chủng.
- Tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trường hợp người được tiêm chủng là trẻ em.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chỉ đạo Trạm Y tế điều tra, lập danh sách các đối tượng thuộc diện tiêm chủng bắt buộc theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và thông báo cho đối tượng để tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều. Đồng thời, cơ sở tiêm chủng chịu trách nhiệm:
- Cấp và ghi sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân hoặc sổ tiêm chủng điện tử.
- Thống kê danh sách các đối tượng được tiêm chủng tại cơ sở.
Quy trình tiêm chủng được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, quy trình tiêm chủng được thực hiện như sau:
[1] Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
Bước trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn.
Bước sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
[2] Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm:
- Dừng ngay buổi tiêm chủng.
- Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
- Thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến.
[3] Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến.
[4] Trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch, cơ sở nơi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng có trách nhiệm báo cáo Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự nếu có lỗi gây ra tai biến nặng sau tiêm chủng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.