Trẻ em bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nào trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024?

Xin cho tôi hỏi: Các bệnh truyền nhiễm nào mà trẻ em bắt buộc phải được tiêm vắc xin phòng tránh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay? (Câu hỏi từ chị Hà - Yên Bái).

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về bệnh truyền nhiễm như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
...

Như vậy, bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

Trẻ em bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nào trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024?

Trẻ em bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nào trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024? (Hình từ Internet)

Trẻ em bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nào trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 38/2017/TT-BYT quy định về danh mục các bệnh truyền nhiễm mà trẻ em bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng như sau:

Như vậy, trẻ em bắt buộc phải được tiêm vắc xin phòng ngừa 10 bệnh truyền nhiễm sau trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024, bao gồm:

- Bệnh viêm gan vi rút B:

+ Trẻ sơ sinh: Tiêm vắc xin viêm gan B đơn giá;

+ Trẻ em dưới 1 tuổi: Tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B.

- Bệnh lao: Tiêm vắc xin lao cho trẻ em dưới 1 tuổi;

- Bệnh bạch hầu:

+ Trẻ em dưới 1 tuổi: Tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu;

+ Trẻ em dưới 2 tuổi: Tiêm nhắc lại vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu.

- Bệnh ho gà:

+ Trẻ em dưới 1 tuổi: Tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà;

+ Trẻ em dưới 2 tuổi: Tiêm nhắc lại vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà.

- Bệnh uốn ván:

+ Trẻ em dưới 1 tuổi: Tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván;

+ Trẻ em dưới 2 tuổi: Tiêm nhắc lại vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván.

- Bệnh bại liệt:

+ Trẻ em dưới 1 tuổi: Uống vắc xin bại liệt uống đa giá và tiêm vắc xin bại liệt tiêm đa giá.

- Bệnh do Haemophilus influenzae týp b: Tiêm vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b cho trẻ em dưới 1 tuổi.

- Bệnh sởi:

+ Trẻ em dưới 1 tuổi: Tiêm vắc xin sởi đơn giá;

+ Trẻ em dưới 2 tuổi: Tiêm nhắc lại vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi.

- Bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi.

- Bệnh rubella: Tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm?

Căn cứ Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm như sau:

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Như vậy, có 07 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bao gồm:

- Cố ý lây lan các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ có khả nắng lây truyền các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm.

- Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

- Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, các thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

- Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thị Ngọc Huyền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào