Giáo viên mầm non có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
Giáo viên mầm non có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định giáo viên mầm non hạng 3:
Điều 3. Giáo viên mầm non hạng III - Mã số V.07.02.26
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định giáo viên mầm non hạng 2 - Mã số V.07.02.25:
Điều 4. Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định giáo viên mầm non hạng 1 - Mã số V.07.02.24:
Điều 5. Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
...
Theo quy định trên, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên mầm non yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Vì vậy, giáo viên mầm non bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Tuy nhiên không yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng được bổ nhiệm.
Giáo viên mầm non có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không? (Hình từ Internet)
Ngành giáo dục mầm non có vị trí và vai trò như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Luật Giáo dục 2019 quy định vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non:
Điều 23. Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non
1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
2. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Như vậy, ngành giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
Mục tiêu của ngành giáo dục mầm non là phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Lương của giáo viên mầm non sau ngày 01/7/2024 thay đổi như thế nào?
Theo tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định về nội dung cải cách tiền lương như sau:
Nội dung cải cách
...
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc: (1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới; (2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
...
Như vậy, bảng lương giáo viên sau khi cải cách tiền lương thay đổi như sau:
Tiền lương = Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp
Trong đó:
- Lương cơ bản chiếm tỷ lệ trong khoảng 70% tổng quỹ lương
- Các khoản phụ cấp chiếm tỷ lệ trong khoảng 30% tổng quỹ lương
Ngoài ra, bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Xây dựng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Cụ thể xây dựng 02 bảng lương như sau:
(1) Bảng lương chức vụ áp dụng cho giáo viên là cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
(2) Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
Lưu ý: Chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.