Đề xuất quy định mới về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán?
Đề xuất quy định mới về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán?
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Cụ thể tại Điều 4 Dự thảo đã đề xuất quy định mới về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là ngôn ngữ thông tin công bố trên thị trường chứng khoán phải là tiếng Việt và tiếng Anh.
Trong khi đó theo quy định tại Điều 5 Thông tư 96/2020/TT-BTC thì ngôn ngữ thông tin công bố trên thị trường chứng khoán là tiếng Việt, ngoại trừ Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thì công bố thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Xem thêm chi tiết Dự thảo: Tại đây
Đề xuất quy định mới về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán? (Hình từ Internet)
Có mấy phương tiện công bố thông tin trên thị trường chứng khoán?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định như sau:
Điều 7. Phương tiện báo cáo, công bố thông tin
1. Các phương tiện báo cáo, công bố thông tin bao gồm:
a) Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tượng công bố thông tin;
b) Hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán, phương tiện công bố thông tin khác theo Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán;
d) Trang thông tin điện tử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
đ) Các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo in, báo điện tử,…).
2. Tổ chức là đối tượng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử theo quy định sau:
a) Công ty đại chúng phải lập trang thông tin điện tử khi thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải lập trang thông tin điện tử trước khi thực hiện chào bán. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải lập trang thông tin điện tử khi chính thức hoạt động. Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, tổ chức niêm yết cổ phiếu, tổ chức đăng ký giao dịch phải lập trang thông tin điện tử khi thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán;
...
Như vậy, có 05 phương tiện công bố thông tin trên thị trường chứng khoán gồm:
- Trang thông tin điện tử của tổ chức là đối tượng công bố thông tin.
- Hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán, phương tiện công bố thông tin khác theo Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
- Trang thông tin điện tử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định như: báo in, báo điện tử,…
Đối tượng công bố thông tin được tạm hoãn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định như sau:
Điều 8. Tạm hoãn công bố thông tin
1. Đối tượng công bố thông tin được tạm hoãn công bố thông tin trong trường hợp vì những lý do bất khả kháng như: Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh và các lý do bất khả kháng khác. Đối tượng công bố thông tin phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán về việc tạm hoãn công bố thông tin ngay khi xảy ra sự kiện (trong đó nêu rõ lý do của việc tạm hoãn công bố thông tin), đồng thời công bố về việc tạm hoãn công bố thông tin.
2. Ngay sau khi đã khắc phục được tình trạng bất khả kháng, đối tượng công bố thông tin có trách nhiệm công bố đầy đủ các thông tin mà trước đó chưa công bố theo quy định pháp luật.
Theo quy định này, đối tượng công bố thông tin được tạm hoãn công bố thông tin trong trường hợp vì những lý do bất khả kháng như:
- Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh.
- Các lý do bất khả kháng khác.
Đồng thời, đối tượng công bố thông tin phải báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán biết về việc tạm hoãn công bố thông tin ngay khi xảy ra sự kiện và nêu rõ lý do của việc tạm hoãn công bố thông tin, đồng thời công bố về việc tạm hoãn công bố thông tin.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.