Đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 21 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài như sau:
Điều 21. Vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài
.....
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư ra nước ngoài các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
.....
đ) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
e) Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư ra nước ngoài ngành, nghề cấm đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này
Như vậy, theo quy định thì nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Bên cạnh đó người vi phạm còn bị buộc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức nào?
Căn cứ quy định Điều 52 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư ra nước ngoài như sau:
Điều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
- Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 62 Luật Đầu tư 2020 quy định về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:
- Mã số dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư.
- Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).
- Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
- Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
- Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.