Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong trường hợp nào?
Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định như sau:
Điều 46. Miễn nhiệm, bãi nhiệm
1. Trừ trường hợp đương nhiên mất tư cách quy định tại Điều 45 của Luật này, Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng bị miễn nhiệm, bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Miễn nhiệm khi có đơn xin từ chức gửi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng;
b) Bãi nhiệm khi không tham gia hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Bãi nhiệm khi không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 41 của Luật này;
d) Bãi nhiệm khi thành viên độc lập Hội đồng quản trị không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 3 Điều 43 của Luật này;
đ) Trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm khác theo Điều lệ của tổ chức tín dụng.
2. Sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng vẫn phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông qua quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các nhân sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phải có văn bản kèm tài liệu liên quan báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, ngoại trừ trường hợp đương nhiên mất tư cách theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp dưới đây:
- Miễn nhiệm khi có đơn xin từ chức gửi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng.
- Bãi nhiệm khi không tham gia hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng.
- Bãi nhiệm khi không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Bãi nhiệm khi thành viên độc lập Hội đồng quản trị không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 3 Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm khác theo Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.
Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ai là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng?
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định như sau:
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.
3. Tổ chức tín dụng phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bầu, bổ nhiệm chức danh đảm nhiệm người đại diện theo pháp luật theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ngân hàng Nhà nước thông báo người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
...
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là sẽ được quy định cụ thể Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
- Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của tổ chức tín dụng.
Hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là gì?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) thì có 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tổ chức tín dụng đó là:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.