Xe taxi kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai thông tin nào?
Xe taxi kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai thông tin nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 38. Quy định đối với xe taxi
1. Xe taxi phải đáp ứng các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Phải được niêm yết thông tin như sau:
a) Hai bên cánh cửa xe: tên, số điện thoại và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; bảng giá cước đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo kilômét (km), giá cước tính tiền cho thời gian xe phải chờ đợi theo yêu cầu của hành khách và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả; bảng giá cước đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền còn phải hiển thị trên giao diện dành cho hành khách bảng giá cước đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
....
Theo đó, xe taxi kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai thông tin dưới đây:
- Hai bên cánh cửa xe phải có:
+ Tên.
+ Số điện thoại.
+ Biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm.
+ Bảng giá cước đã kê khai theo mẫu tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
- Trong xe phải có:
+ Bảng giá cước tính tiền theo kilômét (km).
+ Giá cước tính tiền cho thời gian xe phải chờ đợi theo yêu cầu của hành khách và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả.
+ Bảng giá cước đã kê khai theo mẫu tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
- Trường hợp xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền còn phải hiển thị trên giao diện dành cho hành khách bảng giá cước đã kê khai theo mẫu tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
Xe taxi kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai thông tin nào? (Hình từ Internet)
Phù hiệu xe taxi kinh doanh vận tải hành khách được dán ở vị trí nào của xe?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 38 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 38. Quy định đối với xe taxi
...
4. Phù hiệu của xe taxi
a) Phù hiệu “XE TAXI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phù hiệu xe taxi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý hoặc theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
Phù hiệu riêng phải có mã code QR và kích thước thống nhất theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp địa phương tự in ấn, phát hành phải thông báo mẫu phù hiệu riêng về Tổng cục đường bộ việt nam trước khi thực hiện;
c) Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
5. Cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này (trừ trường hợp xe có gắn hộp đèn).
6. Trong xe phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm cho hành khách, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn đóng, mở cửa xe đảm bảo an toàn.
Như vậy, phù hiệu xe taxi kinh doanh vận tải hành khách sẽ được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
Người lái xe taxi kinh doanh vận tải hành khách có quyền từ chối vận chuyển trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 41 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 41. Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe taxi
1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng quy định của doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Thu tiền cước theo đồng hồ tính tiền hoặc theo thông báo trên phần mềm; in hóa đơn hoặc phiếu thu (hoặc gửi hóa đơn điện tử) cho hành khách khi hành khách đã thanh toán đủ tiền.
4. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
5. Cung cấp thông tin về tuyến đường khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe.
6. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa là thực phẩm bẩn.
...
Theo quy định này, người lái xe taxi kinh doanh vận tải hành khách có quyền từ chối vận chuyển trong các trường hợp dưới đây;
- Hành khách có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe.
- Hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
- Hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
- Hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ.
- Hàng hóa là thực phẩm bẩn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.