Người nộp thuế gặp khó khăn do tai nạn bất ngờ có thể nộp hồ sơ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt theo hình thức nào?

Dạ cho hỏi: Người nộp thuế gặp khó khăn do tai nạn bất ngờ có thể nộp hồ sơ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt theo hình thức nào? Câu hỏi của chị Chung đến từ Khánh Hòa.

Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt theo hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định như sau:

Điều 9. Giảm thuế
Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.
Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế như sau:

Điều 81. Nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
...
3. Người nộp thuế nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thông qua hình thức sau đây:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
b) Gửi hồ sơ qua đường bưu chính;
c) Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
...

Theo đó, người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà gặp khó khăn do tai nạn bất ngờ thì thuộc diện được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nộp thuế có thể nộp hồ sơ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt theo 03 hình thức sau đây:

(1) Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;

(2) Gửi hồ sơ qua đường bưu chính;

(3) Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.

Căn cứ khoản 2 Điều 55 Thông tư 80/2021/TT-BTC, thành phần hồ sơ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do tai nạn bất ngờ gồm:

- Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

- Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế.

- Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có).

- Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.

Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa là khi nào?

Căn cứ theo khoản 12 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC quy định như sau:

Điều 5. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
...
11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp.
12. Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau:
- Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
13. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa là thời điểm phát sinh doanh thu. Trong đó, thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu thì thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm những hàng hóa nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm có:

- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

- Rượu;

- Bia;

- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

- Tàu bay, du thuyền;

- Xăng các loại;

- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

- Bài lá;

- Vàng mã, hàng mã.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào