Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 40. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là hồ sơ đề nghị)
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện người nghiện ma túy thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy, các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
...
Căn cứ theo Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 56 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan. Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó;
d) Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
đ) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc gồm những giấy tờ dưới đây:
- Biên bản vi phạm.
- Bản tóm tắt lý lịch.
- Tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó.
- Bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc phải lập thành mấy bản?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 42 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 42. Thông báo về việc lập hồ sơ, chuyển hồ sơ đề nghị
...
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ
a) Công an cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị kèm hồ sơ cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp có hành vi vi phạm; Công an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản đề nghị kèm hồ sơ cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi lập hồ sơ đề nghị.
b) Hồ sơ đề nghị phải đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, bản sao lưu tại cơ quan lập hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo quy định này, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc phải đánh bút lục và lập thành 02 bản.
Trong đó:
- Bản gốc gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
- Bản sao lưu tại cơ quan lập hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nào tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào trại cai nghiện bắt buộc?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 58. Đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Điều kiện giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc:
a) Giảm thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở;
b) Giảm thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, lập công, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên theo quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở.
2. Điều kiện tạm đình chỉ thi hành quyết định:
Người ốm nặng phải điều trị nội trú hơn 10 ngày tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên. Trường hợp người ốm nặng sau khi sức khỏe phục hồi mà thời hạn chấp hành quyết định còn từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành.
...
Như vậy, trong trường hợp người ốm nặng phải điều trị nội trú hơn 10 ngày tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên thì sẽ tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào trại cai nghiện bắt buộc.
Riêng đối với trường hợp người ốm nặng sau khi sức khỏe phục hồi mà thời hạn chấp hành quyết định còn từ 03 tháng trở lên thì người đó vẫn phải tiếp tục chấp hành quyết định đưa vào trại cai nghiện bắt buộc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.