Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường bao gồm những gì?
Trường hợp nào giấy phép môi trường sẽ được xem xét điều chỉnh?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Điều 44. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
1. Giấy phép môi trường được cấp đổi trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 42 của Luật này nhưng không thay đổi các nội dung khác quy định trong giấy phép.
2. Giấy phép môi trường được xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế.
3. Giấy phép môi trường được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hết hạn;
b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
...
Theo đó, giấy phép môi trường sẽ được xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
- Thay đổi nội dung cấp phép môi trường theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật gồm:
Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
+ Nguồn phát sinh khí thải;
+ Lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải;
+ Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải;
+ Vị trí, phương thức xả khí thải;
+ Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
+ Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
+ Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
- Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế.
Lưu ý: Trường hợp thay đổi nội dung dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp thì không được xem xét điều chỉnh giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường bao gồm những gì?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 tiểu mục 1 Mục A Phần 2 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-BTNMT năm 2022, thành phần hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường sẽ bao gồm những giấy tờ dưới đây:
(1) Đối với trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở đề nghị thay đổi nội dung cấp phép:
- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
- Lưu ý: không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
- Tải về mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở: Tại đây.
(2) Đối với dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm:
- 01 bản chính Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm, theo mẫu tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Tải về mẫu báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm:
Mức phí thẩm định điều chỉnh giấy phép môi trường hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTC quy định như sau:
Theo đó, mức phí thẩm định điều chỉnh giấy phép môi trường hiện nay là 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.