Dự toán thu, chi chi phí quản lý dự án đầu tư công của Ban Quản lý dự án do ai phê duyệt?
Dự toán thu chi, chi phí quản lý dự án đầu tư công của Ban Quản lý dự án do ai phê duyệt?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 108/2021/TT-BTC quy định về sử dụng các khoản thu như sau:
Sử dụng các khoản thu
1. Chủ đầu tư, BQLDA do chủ đầu tư thành lập (trừ BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực): Thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư phê duyệt riêng dự toán thu, chi chi phí quản lý dự án để thực hiện.
Căn cứ vào nội dung, khối lượng công việc, trách nhiệm giữa chủ đầu tư và BQLDA, chủ đầu tư quyết định tỷ lệ phân chia khoản thu quản lý dự án giữa chủ đầu tư và BQLDA (nếu có). Tỷ lệ phân chia khoản thu quản lý dự án phải được ghi trong quyết định thành lập BQLDA hoặc văn bản giao nhiệm vụ cho BQLDA của chủ đầu tư.
2. BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực: Sử dụng các khoản thu tại Điều 2 Thông tư này theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn.
Như vậy, dự toán thu chi, chi phí quản lý dự án đầu tư công của Ban Quản lý dự án được thực hiện theo quy định của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư.
Như vậy, thông thương sẽ do người đứng đầu đơn vị phê duyệt. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn được phê duyệt riêng ự toán thu, chi trong trường hợp cấn thiết.
*Lưu ý: Đối với BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực thì dự toán thu chi, chi phí quản lý dự án đầu tư công được thực hiện theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP.
Dự toán thu, chi chi phí quản lý dự án đầu tư công của Ban Quản lý dự án do ai phê duyệt? (Hình từ Internet)
Việc mở tài khoản giao dịch đối với các khoản thu chi, chi phí quản lý dự án đầu tư công như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 108/2021/TT-BTC, việc mở tài khoản giao dịch đối với các khoản thu chi, chi phí quản lý dự án đầu tư công được quy định như sau:
[1] Đối với các khoản thu, chi từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của dự án đầu tư công được giao quản lý, các khoản thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí và các khoản khác của ngân sách nhà nước (nếu có) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Quản lý nợ công 2017 và pháp luật có liên quan: Chủ đầu tư, BQLDA mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện giao dịch để quản lý.
[2] Đối với nguồn thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án cho dự án khác và các nguồn thu khác không thuộc dự án được giao quản lý, các Quỹ được trích lập theo quy định: Ban QLDA được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý các khoản thu, chi này.
[3] Trường hợp chủ đầu tư, BQLDA có nguồn thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án cho dự án khác và các nguồn thu khác không thuộc dự án được giao quản lý cần thay đổi tài khoản giao dịch, chủ đầu tư, BQLDA căn cứ quy định tại Thông tư này để thực hiện.
Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án đầu tư công như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án đầu tư công như sau:
- Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trường hợp không đủ Điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này để tham gia quản lý dự án.
- Giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trừ trường hợp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
- Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc đảm nhận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.