Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh năm 2024?
Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh năm 2024?
Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BNNPTN có quy định như sau:
1. Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch
1.1. Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)
1.2. Bệnh Lở mồm long móng
1.3. Bệnh Tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn)
1.4. Bệnh Nhiệt thán
1.5. Bệnh Dịch tả lợn
1.6. Bệnh Xoắn khuẩn
1.7. Bệnh Dại động vật
1.8. Bệnh Niu-cát-xơn
1.9. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
2. Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người
2.1. Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)
2.2. Bệnh Dại động vật
2.3. Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (típ 2)
2.4. Bệnh Nhiệt thán
2.5. Bệnh Xoắn khuẩn
2.6. Bệnh Giun xoắn
2.7. Bệnh Lao bò
2.8. Bệnh Sảy thai truyền nhiễm
3. Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh
3.1. Bệnh Nhiệt thán
3.2. Bệnh Dại động vật
3.3. Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)
Các Danh mục bệnh động vật quy định tại Phụ lục này được rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công tác phòng chống dịch bệnh theo đề xuất của Cục Thú y
Theo đó, danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh năm 2024 bao gồm:
(1) Bệnh Nhiệt thán;
(2) Bệnh Dại động vật;
(3) Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người).
Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh năm 2024? (Hình từ Internet)
Hành vi giết mổ động vật mắc bệnh thuộc danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm làm lây lan dịch bệnh động vật.
2. Khai báo, lập danh sách, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy; khai báo, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi.
3. Không thực hiện việc thông báo, công bố dịch bệnh động vật trong trường hợp phải thông báo, công bố theo quy định của Luật này.
4. Thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh động vật.
5. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật này.
6. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
7. Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường.
8. Vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
9. Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
10. Mua bán, tự ý tẩy xóa, sửa chữa các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực thú y.
11. Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã được kiểm dịch.
12. Trốn tránh việc kiểm dịch; vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
13. Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh nguy hiểm trên loài động vật mẫn cảm với bệnh dịch đó.
14. Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
15. Nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
16. Giết mổ, thu hoạch động vật, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y theo hướng dẫn sử dụng.
17. Giết mổ, chữa bệnh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh.
...
Theo đó, một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thú y là giết mổ động vật mắc bệnh thuộc danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh.
Vậy nên, cá nhân, tổ chức có hành vi giết mổ động vật mắc bệnh thuộc danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh là trái quy định và vi phạm pháp luật.
Hành vi giết mổ động vật mắc bệnh thuộc danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm b khoản 9, điểm b khoản 12, điểm b khoản 13 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3, điểm b, điểm c khoản 8 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh
...
9. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thú y;
b) Giết mổ động vật mắc bệnh, kinh doanh sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh theo quy định.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này;
...
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều này.
...
Như vậy, hành vi giết mổ động vật mắc bệnh thuộc danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh có thể bị xử phạt hành chính với các mức phạt tiền như sau:
- Đối với cá nhân: bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- Đối với tổ chức: bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 đến 03 tháng và buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật đã giết mổ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.