Bảo hiểm tiền gửi là gì? Ngân hàng phá sản thì hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa là bao nhiêu?

Bảo hiểm tiền gửi là gì? Ngân hàng phá sản thì hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa là bao nhiêu?

Bảo hiểm tiền gửi là gì?

Căn cứ Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
2. Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
3. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.
4. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
....

Như vậy có thể hiểu bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Trong đó:

- Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 được nhận tiền gửi của cá nhân.

Bảo hiểm tiền gửi là gì? Ngân hàng phá sản thì hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa là bao nhiêu?

Bảo hiểm tiền gửi là gì? Ngân hàng phá sản thì hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Ngân hàng phá sản thì hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa là bao nhiêu?

Hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa được nêu rõ tại Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg như sau:

Hạn mức trả tiền bảo hiểm
Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).

Theo đó, hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa cho người gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng nói chung hay ngân hàng nói riêng sẽ là 125 triệu đồng.

Như vậy, trong trường hợp ngân hàng tuyên bố phá sản, người gửi tiền tiết kiệm chỉ có thể nhận khoản tiền bảo hiểm tiền gửi tối đa là 125 triệu đồng cùng với tiền đền bù qua việc thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.

Thủ tục trả tiền bảo hiểm gửi tại Ngân hàng như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định thủ tục trả tiền bảo hiểm gửi tại ngân hàng như sau:

Bước 1: Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải gửi hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm bao gồm:

- Văn bản đề nghị trả tiền bảo hiểm;

- Danh sách người được bảo hiểm tiền gửi;

- Số tiền gửi của từng người được bảo hiểm tiền gửi và số tiền bảo hiểm đề nghị tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả.

Bước 2: Tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiến hành kiểm tra các chứng từ, sổ sách để xác định số tiền chi trả trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Bước 3: Tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có phương án trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi;

- Thông báo công khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm trên ba số liên tiếp của một tờ báo trung ương, một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và trên một báo điện tử của Việt Nam; niêm yết danh sách người được trả tiền bảo hiểm tại địa điểm đã thông báo.

Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.

Bước 4: Khi nhận tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm tiền gửi phải xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Bước 5: Tổ chức bảo hiểm tiền gửi trực tiếp trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi hoặc ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khác thực hiện.

Bước 6: Sau thời hạn 10 năm, kể từ ngày tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thông báo lần thứ nhất về việc trả tiền bảo hiểm, những khoản tiền bảo hiểm không có người nhận sẽ được xác lập quyền sở hữu nhà nước và bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, người có quyền sở hữu khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ không có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả số tiền bảo hiểm đó.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào