Cách cài đặt vào mạng LAN nội bộ đơn giản nhất? Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính bị phạt bao nhiêu tiền?
Cách cài đặt vào mạng LAN nội bộ đơn giản nhất?
Theo đó, nếu muốn truy cập mạng nội bộ qua wifi hay mạng dây Ethernet thì cần thực hiện theo các bước cài đặt vào mạng LAN nội bộ như sau:
Bước 1: Tại góc bên trái màn hình, bạn bấm vào Start rồi chọn Control Panel.
Bước 2: Trong hộp thoại Control Panel, bạn bấm chọn View network status and tasks.
Bước 3: Để thiết lập mạng LAN, bạn nhấn chọn Change advanced sharing settings.
- Ở bảng thiết lập hiện ra, bạn tìm đến dòng Passwword protected Sharing sẽ có 2 tùy chọn là:
- Turn on password protected sharing: Bạn bấm chọn nếu muốn chia sẻ dữ liệu cần có mật khẩu. Nên sử dụng với các tài liệu đòi hỏi độ bảo mật cao.
- Turn off password protected sharing: Sử dụng để chia sẻ dữ liệu không cần mật khẩu. Mục này có thể chọn với các tài liệu chung trong văn phòng.
Bước 4: Nhấn Save changes để hoàn tất lưu lại cài đặt.
Cách cài đặt vào mạng LAN nội bộ đơn giản nhất? Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
....
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
....
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 42 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông như sau:
Vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông
...
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
.....
b) Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông cố định mặt đất, mạng viễn thông di động mặt đất, mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh, mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng hoặc đường thuê bao viễn thông khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống Trạm trung chuyển Internet quốc gia (viết tắt là VNIX);
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3, các điểm a và b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì hành vi xâm nhập trái phép vào mạng máy tính là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định về an ninh mạng.
Do đó, người có hành vi xâm nhập trái phép vào mạng máy tính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Bên cạnh đó người vi phạm còn bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi xâm nhập trái phép vào mạng máy tính là bao lâu?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
....
Như vậy, do hành vi xâm nhập trái phép vào mạng máy tính không thuộc các trường hợp loại trừ nên thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi xâm nhập trái phép vào mạng máy tính là 01 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.