Sơ yếu lý lịch tự khai là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch tự khai mới nhất 2024?
Sơ yếu lý lịch tự khai là gì?
Sơ yếu lý lịch là bản khai thông tin cá nhân bắt buộc phải có trong hồ sơ học tập hay xin việc của mỗi cá nhân. Mẫu sơ yếu lý lịch tự khai cung cấp thông tin cá nhân, nhân thân, tiểu sử… Khi trình bày, cần nêu rõ cách ᴠiết sơ yếu lý lịch tự khai theo từng mục của ѕơ уếu lý lịch tự khai, từ lịch ѕử bản thân cho tới các mối quan hệ gia đình.
Sơ yếu lý lịch tự khai, hay còn gọi là lý lịch tự thuật, là một tài liệu được sử dụng để cung cấp thông tin cá nhân, gia đình, học vấn, kinh nghiệm làm việc và các thành tích của bản thân cho các mục đích như:
- Xin việc: Giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển.
- Xin học bổng: Giúp tổ chức xét duyệt học bổng đánh giá năng lực và hoàn cảnh của ứng viên.
- Tham gia các hoạt động xã hội: Giúp ban tổ chức đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp với tiêu chí của hoạt động.
Sơ yếu lý lịch tự khai là một tài liệu quan trọng để giới thiệu bản thân với các tổ chức, do vậy cần được viết một cách cẩn thận và chu đáo.
Việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và trung thực sẽ giúp tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng hoặc ban tổ chức và tăng cơ hội thành công.
Sơ yếu lý lịch tự khai là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch tự khai mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Mẫu sơ yếu lý lịch tự khai mới nhất 2024?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về Mẫu Sơ yếu lý lịch tự khai. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mẫu sau đây để có thể viết Sơ yếu lý lịch một cách hiệu quả:
Tải Mẫu sơ yếu lý lịch tự khai mới nhất 2024 Tại đây
Sơ yếu lý lịch xin việc xác nhận ở đâu?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau:
Địa điểm chứng thực
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, người có nhu cầu xin xác nhận sơ yếu lý lịch xin việc có thể đến các địa điểm như:
- Ủy ban nhân dân (UBND) phường/xã nơi bạn thường trú hoặc tạm trú.
- Phòng Tư pháp cấp huyện nơi bạn thường trú hoặc tạm trú để xác nhận Sơ yếu lý lịch.
- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng bất kỳ để xác nhận Sơ yếu lý lịch.
Giấy tờ cần chuẩn bị khi chứng thực sơ yếu lý lịch gồm những gì?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thủ tục chứng thực chữ ký như sau:
Thủ tục chứng thực chữ ký
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
...
Như vậy, người yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch cần chuẩn bị:
- Bản chính hoặc bản sao đã được chứng thực của giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu và sơ yếu lý lịch cần chứng thực.
- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.