Các trạng thái mã số thuế doanh nghiệp cập nhật năm 2024? Hướng dẫn cách tra cứu trạng thái mã số thuế doanh nghiệp?
Các trạng thái mã số thuế doanh nghiệp cập nhật năm 2024?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về các trạng thái mã số thuế doanh nghiệp cập nhật năm 2024 bao gồm 08 trạng thái mã số thuế doanh nghiệp sau:
- Mã trạng thái 00: Người nộp thuế đã được cấp mã số thuế;
- Mã trạng thái 01: Người nộp thuế ngừng hoạt động và đã hoàn tất thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Mã trạng thái 02: Người nộp thuế đã chuyển cơ quan thuế quản lý;
- Mã trạng thái 03: Người nộp thuế ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn tất thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Mã trạng thái 04: Người nộp thuế đang hoạt động (đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhưng chưa đủ thông tin đăng ký thuế);
- Mã trạng thái 05: Người nộp thuế tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn;
- Mã trạng thái 06: Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
- Mã trạng thái 07: Người nộp thuế chờ làm thủ tục phá sản.
Các trạng thái mã số thuế doanh nghiệp cập nhật năm 2024? Hướng dẫn cách tra cứu trạng thái mã số thuế doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách tra cứu trạng thái mã số thuế doanh nghiệp để biết tình trạng hoạt động của doanh nghiệp?
Thông qua việc tra cứu trạng thái mã số thuế doanh nghiệp, người nộp thuế có thể theo dõi tình trạng hoạt động của doanh nghiệp mình một cách nhanh chóng và chính xác. Doanh nghiệp hoặc các tổ chức cá nhân có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp thông qua cách tra cứu trạng thái mã số thuế doanh nghiệp qua trang Thuế Việt Nam của Tổng cục Thuế, cụ thể như sau:.
- Bước 1: Truy cập vào trang web https://tracuunnt.gdt.gov.vn/;
- Bước 2: Chọn mục “Thông tin về người nộp thuế”;
- Bước 3: Nhập 01 trong các thông tin sau: Mã số thuế, tên tổ chức cá nhân nộp thuế; Địa chỉ trụ sở kinh doanh; CMND/CCCD của người đại diện;
- Bước 4: Nhập mã xác nhận;
- Bước 5: Bấm chọn “Tra cứu”.
Cấu trúc mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về cấu trúc mã số thuế doanh nghiệp như sau:
Cấu trúc mã số thuế
1. Cấu trúc mã số thuế
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 - N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng của mã số thuế.
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
2. Mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã là mã số thuế.
3. Phân loại cấu trúc mã số thuế
a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập).
b) Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.
...
Như vậy, mã số thuế doanh nghiệp hiện nay là dãy gồm tối đa 13 chữ số theo cấu trúc:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 - N11N12N13 |
Các chữ số trong mã số thuế doanh nghiệp biểu hiện cho các nội dung cụ thể như sau:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng của mã số thuế;
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999;
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra;
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
Thông thường, các doanh nghiệp đều sử dụng mã số thuế 10 chữ số, đối với các đơn bị phụ thuộc thì mã số thuế được sử dụng là mã số thuế 13 chữ số và có dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.