Thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện như thế nào?
Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
...
Theo quy định này, không phải mọi trường hợp trẻ em mồ côi cả cha và mẹ đều được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Chỉ đối với trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng mà mồ côi cả cha và mẹ thì sẽ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc dừng trợ giúp xã hội phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đã quy định về điều kiện dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội
...
2. Điều kiện dừng trợ giúp xã hội:
a) Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
b) Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;
d) Đối tượng đủ 16 tuổi. Trường hợp từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
đ) Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
e) Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
g) Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
h) Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
i) Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
k) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, việc dừng trợ giúp xã hội phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
- Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
- Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
- Đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được nhận làm con nuôi hợp pháp;
- Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đã đủ 16 tuổi. Trường hợp từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
- Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
- Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
- Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
- Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
- Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP đến người đứng đầu cơ sở dừng trợ giúp xã hội (nếu có);
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng thuộc quyền quản lý; người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội;
Bước 3: Lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.