Ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội?

Ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội?

Ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội?

Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Theo đó, Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, bao gồm:

- Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc;

- Quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; quy trình giám định tư pháp;

- Thời hạn giám định tư pháp;

- Mẫu, thành phần hồ sơ, chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.

Lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội là những lĩnh vực nào?

Tại Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH có quy định lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội là:

- Lao động, tiền lương.

- Việc làm.

- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm).

- An toàn, vệ sinh lao động.

- Người có công.

- Bảo trợ xã hội.

- Trẻ em.

- Phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Bình đẳng giới.

- Bảo hiểm xã hội; trừ vụ việc giám định trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.

Ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội?

Ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội? (Hình từ Internet)

Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội tối đa là bao nhiêu ngày?

Tại Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH có quy định thời gian giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động. người có công và xã hội như sau:

- Đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực tại Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH: thời hạn tối đa là 03 tháng;

- Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng:

+ Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.

+ Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 lĩnh vực trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH.

Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có cần lập biên bản không?

Tại Điều 13 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH có quy định về tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) như sau:

Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)
1. Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trình tự, thủ tục tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp thực hiện theo quy định về tiếp nhận văn bản đến của Quy chế văn thư và lưu trữ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sau khi nhận được phân công, xử lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với vụ việc giám định tư pháp, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu lựa chọn để trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân công giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc thành lập Hội đồng giám định.
2. Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp được gửi đến đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Việc tiếp nhận trưng cầu giám định được thực hiện theo trình tự, thủ tục tiếp nhận văn bản đến của đơn vị.
Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân công giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định.
3. Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp gửi trực tiếp đến giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thì giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp.

Như vậy, việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cần lập biên bản theo quy định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào