Việc đánh giá sự tương tự hàng hóa, dịch vụ khi thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?
Việc đánh giá sự tương tự hàng hóa, dịch vụ khi thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 9 Điều 26 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN có quy định về việc đánh giá sự tương tự của hàng hóa, dịch vụ khi thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:
- 2 hàng hoá hoặc 2 dịch vụ bị coi là trùng nhau (cùng loại) khi 2 hàng hoá hoặc 2 dịch vụ đó có các đặc điểm sau:
+ Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo v.v.) và cùng chức năng, mục đích sử dụng; hoặc
+ Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng;
- 2 hàng hóa hoặc 2 dịch vụ bị coi là tương tự nhau nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Tương tự nhau về bản chất và được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng, công chúng có liên quan/người tiêu dùng có liên quan v.v.);
+ Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng và được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng, công chúng có liên quan/người tiêu dùng có liên quan v.v.).
- 1 hàng hóa và 1 dịch vụ bị coi là tương tự nhau nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
+ Giữa chúng có mối liên quan với nhau về bản chất (hàng hóa, dịch vụ hoặc nguyên liệu, bộ phận của hàng hóa, dịch vụ này được cấu thành từ hàng hóa, dịch vụ kia); hoặc
+ Giữa chúng có mối liên quan với nhau về chức năng (để hoàn thành chức năng của hàng hóa, dịch vụ này phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ kia hoặc chúng thường được sử dụng cùng nhau); hoặc
+ Giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (hàng hóa, dịch vụ này là kết quả của việc sử dụng, khai thác hàng hóa, dịch vụ kia v.v.).
Việc đánh giá sự tương tự hàng hóa, dịch vụ khi thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu 2024?
Tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu như sau:
Tải về mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu 2024 tại đây
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể gồm có những nội dung chủ yếu nào?
Tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
a) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt; nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.
3. Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
4. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
đ) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
5. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
b) Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
c) Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
d) Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
đ) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Như vậy, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể gồm có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.