Người nào được phép sở hữu cổ phần ưu đãi của tổ chức tín dụng?
- Người nào được phép sở hữu cổ phần ưu đãi của tổ chức tín dụng?
- Cổ phần ưu đãi của tổ chức tín dụng có được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông hay không?
- Một cổ đông là cá nhân được sở hữu tối đa bao nhiêu cổ phần tại tổ chức tín dụng?
- Khi nào thì cổ đông sáng lập được phép chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cho các cổ đông khác không phải là cổ đông sáng lập?
Người nào được phép sở hữu cổ phần ưu đãi của tổ chức tín dụng?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về các loại cổ phần, cổ đông như sau:
Các loại cổ phần, cổ đông
....
2. Tổ chức tín dụng là công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
....
Như vậy, theo như quy định thì cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
- Cổ phần ưu đãi cổ tức;
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Do đó tổ chức tín dụng là công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi và cổ phần ưu đãi được sở hữu các cổ đông ưu đãi.
Người nào được phép sở hữu cổ phần ưu đãi của tổ chức tín dụng? (Hình từ Internet)
Cổ phần ưu đãi của tổ chức tín dụng có được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông hay không?
Căn cứ quy định khoản 5 Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về các loại cổ phần, cổ đông như sau:
Các loại cổ phần, cổ đông
....
5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
6. Tổ chức tín dụng là công ty cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa, trừ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc đang thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc quy định tại Mục 4 Chương X của Luật này.
Như vậy, theo như quy định thì cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.
Tuy nhiên cổ phần ưu đãi lại có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Để cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông thì cần phải được chuyển đổi theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Do đó, cổ phần ưu đãi của tổ chức tín dụng được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Một cổ đông là cá nhân được sở hữu tối đa bao nhiêu cổ phần tại tổ chức tín dụng?
Căn cứ quy định Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần như sau:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần
1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.
.....
Theo đó, để đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng thì một cổ đông là các nhân sẽ không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Do đó, 05% vốn điều lệ là tỉ lẹ tối đa mà một cổ công là cá nhân được phép sở hữu tại một tổ chức tín dụng.
Khi nào thì cổ đông sáng lập được phép chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cho các cổ đông khác không phải là cổ đông sáng lập?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 64 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về chào bán và chuyển nhượng cổ phần như sau:
Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
....
4. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép, cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức cho các cổ đông sáng lập khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 63 của Luật này.
Theo quy định thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép, cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức cho các cổ đông sáng lập khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sở hữu cổ phần.
Do đó, cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cho các cổ đông khác không phải là cổ đông sáng lập từ năm thứ 6 kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.