Bên bán điện có phải thông báo cho người mua điện về việc cúp điện hay không?
Bên bán điện có phải thông báo cho người mua điện về việc cúp điện hay không?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định về thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện như sau:
Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực và Điều 6 Thông tư này.
2. Nội dung thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện bao gồm:
a) Địa điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện; mức công suất giảm hoặc khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;
b) Lý do ngừng, giảm mức cung cấp điện;
c) Thời gian bắt đầu ngừng, giảm mức cung cấp điện;
d) Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.
3. Người của bên bán điện ký thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện phải là một trong những người sau:
a) Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của bên bán điện;
b) Người giữ chức danh được ủy quyền ký thông báo ngừng, giảm cung cấp điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
4. Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện được thực hiện bằng một trong các hình thức: văn bản, điện báo, điện thoại, fax, tin nhắn (SMS), thư điện tử (email), các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức liên lạc khác do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng mua bán điện.
Theo đó, khi ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện, trừ trường hợp trộm cắp điện và ngừng, giảm mức cung cấp điện trong trường hợp khẩn cấp.
Như vậy, bên bán điện phải thông báo cho người mua điện về việc cúp điện.
Nội dung thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện phải đảm bảo các nội dung bao gồm:
- Địa điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện; mức công suất giảm hoặc khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;
- Lý do ngừng, giảm mức cung cấp điện;
- Thời gian bắt đầu ngừng, giảm mức cung cấp điện;
- Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.
Lưu ý: Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện được thực hiện bằng một trong các hình thức: văn bản, điện báo, điện thoại, fax, tin nhắn (SMS), thư điện tử (email), các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức liên lạc khác do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng mua bán điện.
Bên bán điện có phải thông báo cho người mua điện về việc cúp điện hay không? (Hình từ Internet)
Bên bán điện cúp điện sinh hoạt không thông báo trước cho bên mua điện bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 11 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về bán lẻ điện như sau:
Vi phạm các quy định về bán lẻ điện
...
7. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định;
b) Thực hiện không đúng quyền hạn về ngừng, giảm mức cung cấp điện; không thông báo hoặc thực hiện không đúng nội dung thông báo theo Quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành.
...
Như vậy, bên bán điện cúp điện sinh hoạt không thông báo trước cho bên mua điện sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt đối với hành vi vi phạm như trên là mức phạt đối với tổ chức. Cá nhân có cùng hành vi vi phạm bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (tại Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
Báo cáo đột xuất ngừng cung cấp điện có nội dung thông báo ngừng cung cấp điện không?
Báo cáo đột xuất ngừng cung cấp điện có nội dung thông báo ngừng cung cấp điện không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 22/2020/TT-BCT như sau:
Báo cáo đột xuất
1. Khi phải thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trên diện rộng trong hệ thống điện quốc gia do sự cố nghiêm trọng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương (Cục Điều tiết điện lực) bằng thư điện tử (email) hoặc fax ngay sau khi xảy ra sự cố và bằng văn bản trong thời hạn 36 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố.
2. Khi phải thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trong trường hợp sự cố lưới điện truyền tải từ 220kV trở lên hoặc sự cố các trạm biến áp 110kV có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho một khu vực:
a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực bằng thư điện tử (email) hoặc fax ngay sau khi xảy ra sự cố và bằng văn bản trong thời hạn 36 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố.
b) Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Điện lực tỉnh có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương tại địa phương bằng thư điện tử (email) hoặc fax ngay sau khi xảy ra sự cố và bằng văn bản trong thời hạn 36 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố.
3. Bên bán điện có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện bằng văn bản qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử khi có yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực hoặc Sở Công Thương tại địa phương.
4. Báo cáo đột xuất phải bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Như vậy, báo cáo đột xuất ngừng cung cấp điện phải bao gồm các nội dung thông báo ngừng cấp cung cấp điện được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2020/TT-BCT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.