Muốn làm Kiểm toán viên thì có thể học các trường nào?
Muốn làm Kiểm toán viên thì có thể học các trường nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về tiêu chuẩn kiểm toán viên như sau:
Tiêu chuẩn kiểm toán viên
1. Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
....
Như vậy, theo quy định về tiêu chuẩn kiểm toán viên thì kiểm toán viên cần phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính.
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo về các nhóm ngành này. Có thể kể đến một số trường như:
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Mở Hà Nội
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Trường Đại học Kinh tế - Luật
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trường Đại học Ngoại thương
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
..... Và một số trường khác có đào tạo các chuyên ngành trên.
Muốn làm Kiểm toán viên thì có thể học các trường nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để đăng ký hành nghề kiểm toán gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:
Đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán:
a) Là kiểm toán viên;
b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên theo quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.
.....
Như vậy, điều kiện để đăng ký hành nghề kiểm toán gồm có:
- Là kiểm toán viên;
- Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên theo quy định;
- Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.
Việc xác định thời gian thực tế làm kiểm toán được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:
Đăng ký hành nghề kiểm toán
.....
4. Xác định thời gian thực tế làm kiểm toán:
a) Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;
b) Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng;
c) Thời gian thực tế làm kiểm toán phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đã thực tế làm việc. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên làm việc đã giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu thì phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán phù hợp với thời gian mà kiểm toán viên đã làm việc tại doanh nghiệp kiểm toán đó. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán thời điểm đó đã không còn hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì phải có Bản giải trình kèm theo các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán như bản sao sổ bảo hiểm xã hội, bản sao hợp đồng lao động.
Như vậy, việc xác định thời gian thực tế làm kiểm toán được quy định như sau:
- Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;
- Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng;
- Thời gian thực tế làm kiểm toán phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đã thực tế làm việc.
Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên làm việc đã giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu thì phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán phù hợp với thời gian mà kiểm toán viên đã làm việc tại doanh nghiệp kiểm toán đó.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán thời điểm đó đã không còn hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì phải có Bản giải trình kèm theo các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán như bản sao sổ bảo hiểm xã hội, bản sao hợp đồng lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.