Thông báo cho ai khi Đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội?
Thông báo cho ai khi Đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội như sau:
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
...
2. Trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội,phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sau đây:
a) Báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội nếu vắng mặt từ 02 ngày làm việc trở xuống trong cả kỳ họp Quốc hội;
b) Báo cáo bằng văn bản, có nêu rõ lý do đến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định nếu không thể tham dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt tổng số trên 02 ngày làm việc trong cả kỳ họp Quốc hội.
Trường hợp vắng mặt vì lý do sức khỏe hoặc lý do bất khả kháng thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội;
c) Trường hợp vắng mặt để thực hiện nhiệm vụ của kỳ họp Quốc hội theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
...
Như vậy, khi Đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội phải thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội, cụ thể :
- Báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội nếu vắng mặt từ 02 ngày làm việc trở xuống trong cả kỳ họp Quốc hội;
- Báo cáo bằng văn bản, có nêu rõ lý do đến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định nếu không thể tham dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt tổng số trên 02 ngày làm việc trong cả kỳ họp Quốc hội.
Trường hợp vắng mặt vì lý do sức khỏe hoặc lý do bất khả kháng thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội;
Lưu ý: Trường hợp vắng mặt để thực hiện nhiệm vụ của kỳ họp Quốc hội theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc
Thông báo cho ai khi Đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội? (Hình từ Internet)
Đại biểu quốc hội có nhiệm kỳ kéo dài bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 25 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội:
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Dẫn chiếu tại Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định nhiệm kỳ Quốc hội:
Nhiệm kỳ Quốc hội
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
...
Như vậy, đại biển Quốc hội có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 05 năm.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Tại khoản 2 Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn đại biểu Quốc hội như sau:
- Tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân;
- Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức, bảo đảm các điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri với các hình thức phù hợp;
- Tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương;
- Tham gia và phối hợp với Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong các hoạt động giám sát tại địa phương;
- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thông tin, báo cáo về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm;
- Báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
- Chỉ đạo hoạt động của bộ máy tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.