Thông tư 03/2023/TT-TANDTC về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự?

Cho hỏi có phải Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành thông tư mới quy định về thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự không, trong đó có những nội dung gì nổi bật? Mong được giải đáp!

Thông tư 03/2023/TT-TANDTC về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự?

Ngày 28 tháng 12 năm 2023 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 03/2023/TT-TANDTC hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

Thông tư 03/2023/TT-TANDTC hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, bao gồm thẩm quyền xét xử theo đối tượng, thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án quân sự các cấp, thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự trong địa bàn thiết quân luật.

Thông tư 03/2023/TT-TANDTC áp dụng đối với Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân các cấp; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

Thông tư 03/2023/TT-TANDTC về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự?

Thông tư 03/2023/TT-TANDTC về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự? (Hình từ Internet)

Xác định đối tượng phục vụ trong Quân đội nhân dân mà Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử là ai?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2023/TT-TANDTC quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo đối tượng như sau:

Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 272 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 mà người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, không phụ thuộc vào việc họ phạm tội gì và phạm tội ở đâu:

- “Quân nhân tại ngũ” bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015;

- “Công chức quốc phòng” là công dân Việt Nam được tuyển dụng vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng;

- “Công nhân và viên chức quốc phòng” bao gồm những đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015;

- Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu được quy định tại Luật Lực lượng dự bị động viên 2019;

- Dân quân, tự vệ trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được quy định tại Luật Dân quân tự vệ 2019;

- Công dân được điều động, trưng tập vào phục vụ trong Quân đội hoặc thực hiện chế độ hợp đồng lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp Quân đội.

Cách xác định thời điểm bắt đầu phục vụ trong quân đội để xác định thẩm quyền của Tòa án quân sự như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 03/2023/TT-TANDTC quy định về việc xác định thời gian phục vụ trong quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo đối tượng như sau:

- Đối với tuyển quân hằng năm đi nghĩa vụ quân sự là thời điểm giao nhận quân;

- Đối với trường hợp gọi công dân nhập ngũ lẻ là thời điểm tiếp nhận công dân nhập ngũ lẻ theo quy định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

- Đối với công dân trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh quân sự vào đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo là thời điểm tiếp nhận công dân trúng tuyển theo quy định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

- Đối với trường hợp gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ là thời điểm cơ quan, đơn vị tiếp nhận theo quy định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

- Đối với trường hợp gọi nhập ngũ khi có lệnh động viên là thời điểm đơn vị lực lượng thường trực của Quân đội tiếp nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

- Đối với trường hợp tuyển dụng là ngày quyết định tuyển dụng của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

- Đối với trường hợp tiếp nhận người chấp hành hình phạt tù bị oan sai, mất tích, quân nhân đào ngũ đã cắt quân số trở lại đơn vị là ngày quyết định tiếp nhận trở lại cơ quan, đơn vị phục vụ Quân đội có hiệu lực thi hành;

- Đối với quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ là thời điểm họ được quy định phải có mặt tập trung để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra, phối thuộc chiến đấu, phục vụ chiến đấu và chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị Quân đội;

- Đối với lao động hợp đồng là thời điểm bắt đầu làm việc theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng lao động;

- Đối với các đối tượng khác được điều động, trưng tập làm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng là thời điểm công dân bắt đầu thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị Quân đội.

Thông tư 03/2023/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 15/02/2024

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào