Cavet xe là gì? Cavet xe không chính chủ có mang đi cầm cố, cầm đồ được không?
Cavet xe là gì?
Cavet xe là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều hiểu cavet xe là gì.
Dựa trên cách sử dụng thực tế, có thể trả lời cho câu hỏi Cavet xe là gì thông qua nội dung tham khảo sau:
Cavet xe hay còn gọi là Giấy tờ đăng ký xe, tên gọi này bắt nguồn từ chữ Card vert trong tiếng Pháp. Đây là Giấy đăng ký mô tô, xe máy nhằm xác nhận quyền sở hữu xe, đồng thời cũng là giấy tờ quan trọng dùng để xuất trình khi có yêu cầu hay khi vi phạm giao thông.
Cavet xe có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp có tranh chấp, cavet xe sẽ là căn cứ để giải quyết tranh chấp.
Cavet xe bao gồm các thông tin sau:
- Tên chủ xe: Họ tên, địa chỉ của chủ xe.
- Nhãn hiệu, số loại, số máy, số khung, biển số đăng ký: Thông tin về phương tiện.
- Ngày cấp, nơi cấp: Thông tin về thời gian và địa điểm cấp cavet xe.
- Ghi chú: Các thông tin khác liên quan đến phương tiện.
Cavet xe là gì? Cavet xe không chính chủ có mang đi cầm cố, cầm đồ được không? (Hình từ Internet)
Cavet xe không chính chủ có mang đi cầm cố, cầm đồ được không?
Theo Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau:
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.
Theo đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ tùy thân của người cầm cố tài sản và không được nhận cầm cố tài tài không rõ nguồn gốc, trường hợp cavet xe không chính chủ được mang đi cầm cố được xem là tài sản không rõ nguồn gốc, trừ trường hợp có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ cavet xe
Bên cạnh đó, khi nhận cầm cố cavet xe, các bên cần phải lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
08 trường hợp bị thu hồi cavet xe theo quy định pháp luật hiện nay?
Theo Điều 23 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe như sau:
Vì cavet xe là tên gọi khác của giấy chứng nhận đăng ký xe nên 08 trường hợp bị thu hồi cavet xe gồm:
- Xe hỏng không sử dụng được, bị phá hủy do nguyên nhân khách quan.
- Xe hết niên hạn sử dụng, không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
- Xe bị mất cắp, bị chiếm đoạt không tìm được hoặc xe thải bỏ, chủ xe đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
- Xe nhập khẩu miễn thuế hoặc xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất, chuyển quyền sở hữu hoặc tiêu hủy.
- Xe đăng ký tại các khu kinh tế theo quy định của Chính phủ khi tái xuất hoặc chuyển nhượng vào Việt Nam.
- Xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển.
- Xe tháo máy, khung để đăng ký cho xe khác.
- Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe giả hoặc xe có kết luận của cơ quan có thẩm quyền số máy, số khung bị cắt, hàn, đục lại, tẩy xóa hoặc cấp biển số không đúng quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.