Công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những nội dung nào?
Công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những nội dung nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 10 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định về kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
....
2. Nội dung của công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
a) Kiểm soát chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ kế toán thuế: mẫu chứng từ; tính hợp pháp của chứng từ; tính đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chính xác của thông tin trên chứng từ; sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán;
b) Kiểm soát hạch toán, định khoản tài khoản kế toán: các giao dịch kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được định khoản đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh, đúng tài khoản kế toán;
c) Kiểm soát ghi chép sổ kế toán: thời điểm ghi sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết, bảng kê chứng từ và sổ cái; định kỳ thực hiện cân đối sổ kế toán theo kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Kiểm soát báo cáo kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu: tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của báo cáo kế toán; lưu báo cáo kế toán; lập, gửi và thuyết minh báo cáo kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Kiểm soát công tác tổ chức bộ máy kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu: phân công cán bộ trong đơn vị kế toán; tình hình thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ được giao thực hiện công việc kế toán.
....
Như vậy, công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm những nội dung sau đây:
- Kiểm soát chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ kế toán thuế:
+ Mẫu chứng từ;
+ Tính hợp pháp của chứng từ;
+ Tính đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chính xác của thông tin trên chứng từ; sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán;
- Kiểm soát hạch toán, định khoản tài khoản kế toán:
+ Các giao dịch kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được định khoản đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh, đúng tài khoản kế toán;
- Kiểm soát ghi chép sổ kế toán:
+ Thời điểm ghi sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết, bảng kê chứng từ và sổ cái;
+ Định kỳ thực hiện cân đối sổ kế toán theo kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kiểm soát báo cáo kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
+ Tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của báo cáo kế toán;
+ Lưu báo cáo kế toán;
+ Lập, gửi và thuyết minh báo cáo kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kiểm soát công tác tổ chức bộ máy kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
+ Phân công cán bộ trong đơn vị kế toán;
+ Tình hình thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ được giao thực hiện công việc kế toán.
Công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 10 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định về kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
.....
3. Trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ
a) Cán bộ được phân công thực hiện các nhiệm vụ kế toán có trách nhiệm tự kiểm tra, soát xét trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Phụ trách kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm kiểm soát nội bộ đầy đủ các nội dung kế toán thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Thủ trưởng đơn vị kế toán có trách nhiệm kiểm soát các nội dung kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền trước khi phê duyệt, quyết định.
.....
Như vậy, trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm có:
- Cán bộ được phân công thực hiện các nhiệm vụ kế toán có trách nhiệm tự kiểm tra, soát xét trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Phụ trách kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm kiểm soát nội bộ đầy đủ các nội dung kế toán thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thủ trưởng đơn vị kế toán có trách nhiệm kiểm soát các nội dung kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền trước khi phê duyệt, quyết định.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 14 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan các cấp phải đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các nguyên tắc và yêu cầu của pháp luật kế toán.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể quy trình sử dụng, quản lý, cập nhật, khai thác thông tin dữ liệu của hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu (gọi tắt là hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu) phù hợp với quy định của Thông tư này và các quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan các cấp phải đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các nguyên tắc và yêu cầu của pháp luật kế toán.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể quy trình sử dụng, quản lý, cập nhật, khai thác thông tin dữ liệu của hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu (gọi tắt là hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu) phù hợp với quy định của Thông tư 174/2015/TT-BTC và các quy định pháp luật hiện hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.