Mẫu quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như thế nào?
Mẫu quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 15 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
Mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
....
Căn cứ quy định mẫu số 03 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về mẫu quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Dưới đây là mẫu quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Tải về, mẫu quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Mẫu quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ quy định Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
....
Như vậy, theo quy định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 7 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
7. Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
c) Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
đ) Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
e) Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
g) Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.
....
Như vậy, nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
- Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
- Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
- Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
- Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
- Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.