Yêu cầu các bệnh viện tự đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định?
Yêu cầu các bệnh viện tự đánh giá chất lương theo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định?
Theo Điều 58 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám chữa bệnh như sau:
Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc đánh giá và chứng nhận chất lượng nhằm mục đích sau đây:
a) Duy trì và cải tiến chất lượng hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cung cấp thông tin để người bệnh và các bên chi trả có thể lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp;
c) Làm căn cứ để kiến nghị xử lý vi phạm và khen thưởng đối với kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản.
...
3. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này.
...
Đồng thời tại Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh như sau:
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.
4. Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của Luật này.
6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
7. Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 58 của Luật này.
...
Theo đó, từ ngày 01/1/2024 các bệnh viện có nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế và công khai kết quả đánh giá chất lượng tại bệnh viện và Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Yêu cầu các bệnh viện tự đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định? (Hình từ Internet)
Kết quả tự đánh giá của bệnh viện được dùng để làm gì?
Theo khoản 3 Điều 71 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cơ bản như sau:
Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cơ bản
1. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tự thực hiện đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và gửi kết quả tự đánh giá về cơ quan quản lý nhà nước.
2. Kết quả đánh giá chất lượng phải được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
3. Căn cứ kết quả tự đánh giá do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự công bố, cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn ngẫu nhiên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc đánh giá lại theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Theo đó, kết quả tự đánh giá chất lượng hằng năm của bệnh viện sẽ được sử dụng làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn ngẫu nhiên cơ sở khám chữa bệnh để thực hiện việc đánh giá lại theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Bệnh viện có thể từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong trường hợp nào?
Theo Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu quy định tại Điều 61 của Luật này.
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
...
Qua đó có thể thấy nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau thì bệnh viện có thể từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân:
[1] Vượt quá khả năng chuyên môn, trừ trường hợp cấp cứu
[2] Không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu
[3] Thuộc 01 trong các thường hợp sau:
+ Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
+ Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
+ Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.